Bà con thuộc tiểu khu 174, 175, 176, 177 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đang tiếp tục kêu oan vì việc cưỡng chế không thỏa đáng và các khiếu nại không được giải quyết.
Bà con bức xúc
Bốn tiểu khu bị cưỡng chế này nằm trên địa bàn 5 xã: Đak Nhau, Bom Bo, Bình Minh, Thọ Sơn, và Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Ngày 20 tháng 12 vừa qua, UBND Huyện bắt đầu thực hiện cưỡng chế đối với hàng trăm hộ dân sinh sống và làm việc tại đây. Hiện tại, việc cưỡng chế chưa chấm dứt vì đất quá rộng. Theo như thông báo của truyền thanh địa phương này, bắt đầu ngày 15 tháng 2, Huyện sẽ tiếp tục thực hiện cưỡng chế.
Cách đây ba ngày, đài RFA nhận được lá thư kêu oan của bà con nơi đây, cho biết việc cưỡng chế không theo đúng qui định của pháp luật và họ đang vất vả đi khiếu nại nhiều lần ở nhiều cơ quan nhưng không được giải quyết.
Kèm theo lá thư tường trình này là bản sao bốn văn bản của trụ sở tiếp dân Trung ương Đảng và Nhà nước cũng như trụ sở tiếp dân của Bộ Tài nguyên – Môi trường gởi cho Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu giải quyết “thoả đáng” và “dứt điểm” khiếu nại của bà con thuộc vùng bị cưỡng chế đất.
Ba văn bản của trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước được ban hành lần lượt vào tháng 7, tháng 11 và tháng 12 năm 2011. Còn văn bản của Bộ Tài nguyên – Môi trường ban hành vào đầu năm nay. Một người dân ở đây cho biết, bà con đã nhiều lần ra Hà Nội để trình bày nguyện vọng vì không được giải quyết ở cấp địa phương: “Công văn đầu tiên được gởi về Huyện nhưng Huyện không trả lời. Sau đó công văn được gởi xuống Tỉnh. Tỉnh cũng “ầu ơ ví dầu” và không đáp ứng được yêu cầu của dân. Họ hẹn dân, khi dân xuống lại không gặp ông Chủ tịch. Họ cứ nói này nói nọ nên dân tiếp tục phải đi ra phòng tiếp dân Trung ương Đảng tiếp”.
Đã có bốn văn bản từ phòng tiếp dân của các cơ quan chức năng yêu cầu giải quyết cho bà con nhưng cho đến nay, người dân nơi đây chưa được tiếp xúc với Chủ tịch Huyện và Chủ tịch Tỉnh, mặc dù văn bản của phòng tiếp dân Trung ương nêu rõ yêu cầu chủ tịch Huyện và Tỉnh giải quyết. Theo dân nơi đây, mỗi khi bà con đến để gặp thì các vị này đều được thông báo vắng mặt: “Bà con cũng đi nhiều lần lắm mà không bao giờ được tiếp. Mỗi lần bà con đến là các ông cứ nói ông này ông kia đi vắng. Thậm chí ban ngày họ không tiếp, đến tối họ nói chỉ tiếp một người đại diện. Chúng tôi không đồng ý với lý do ai cũng có quyền lợi ngang nhau. Sau đó họ lại hẹn đến 10 giờ sáng hôm sau. Hôm sau bà con đến mới nói được vài câu thì các ông nói là hết giờ và không tiếp nữa.”Theo công văn của trụ sở tiếp dân của Bộ Tài nguyên – Môi trường do chánh thanh tra Lê Quốc Trung ký vào đầu năm nay mà RFA có được bản sao, cơ quan này cho biết trụ sở tiếp dân Đảng và Nhà nước đã có nhiều công văn yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước giải quyết và trả lời về khiếu nại của dân. Cũng theo công văn này, Chủ tịch UBND Tỉnh vào đầu tháng 11 năm 2011 có gặp dân một lần nhưng không giải quyết thỏa đáng nên người dân tiếp tục khiếu nại. Chính vì thế, theo công văn này, “Thanh tra bộ Tài nguyên – Môi trường đề nghị Ủy ban sớm chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc, trả lời công dân theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả giải quyết đến Bộ Tài nguyên – Môi trường”.
Đùn đẩy trách nhiệm
Đã hơn một tháng kể từ ngày Bộ Tài nguyên – Môi trường có thông báo gởi đến Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước và mỗi thứ Ba hằng tuần, bà con đều đến văn phòng tiếp dân Tỉnh nhưng chưa bao giờ gặp được ông Trương Tấn Thiệu, Chủ tịch Tỉnh, cũng với lý do vắng mặt: “Các công văn này được đưa xuống Tỉnh nhưng các vị cũng không trả lời. Bà con xuống Tỉnh tập trung ở phòng tiếp dân rồi lại sang phòng của ông Chủ tịch thì các ông cũng không mở cửa. Bà con nằm la lết ở đó chờ và ngủ bờ ngủ bụi ở đó. Thế là công an không cho nằm ở đó. Lần cuối cùng là vào ngày 7 tháng 2, chúng tôi đến UBND Tỉnh nhưng cũng không được trả lời. Những người ở đó thì lại nói là họ không đủ thẩm quyền nhưng ông Chủ tịch Tỉnh thì không lúc nào gặp mặt được”.
Cũng theo bà con nơi đây, lúc trước, Tỉnh đã từ chối không giải quyết khiếu nại của bà con với lý do Huyện phải giải quyết trước khi đến Tỉnh. Tuy nhiên, đông đảo người dân đấu tranh vì cho rằng văn bản của trụ sở tiếp dân Trung ương đã nêu rõ đích danh Chủ tịch Tỉnh phải giải quyết khiếu nại. Sau đó thì Tỉnh dùng cách “vắng mặt” như đã trình bày.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi liên lạc với ông Trương Tấn Thiệu và trình bày bức xúc của bà con. Tuy nhiên, ông này cho biết ông đang bận họp và cho rằng trách nhiệm thuộc về Huyện: “Bây giờ tôi bận họp nhưng mà nếu có đơn từ thì phải gởi cho UBND. Nếu ở huyện Bù Đăng thì về huyện Bù Đăng giải quyết. Bây giờ tôi bận họp”.
Đài RFA cũng liên lạc với Bộ Tài nguyên – Môi trường theo số ghi trên website. Sau bốn lần được chuyển máy, chúng tôi nói chuyện với đại diện trụ sở tiếp dân của Bộ. Vị này không xưng tên nhưng cho biết phòng tiếp dân chỉ có nhiệm vụ gởi văn bản đề nghị Tỉnh giải quyết khiếu nại của dân, ngoài việc đó ra thì Bộ này không giải quyết: “Xin phép trả lời chị là việc này thì người ta không chỉ ra đây mà ra tất cả các cơ quan Trung ương. Chúng tôi cũng đã xem xét trong thẩm quyền và cũng đã trả lời công dân. Đồng thời lần trước, trước Tết, chúng tôi đã có văn bản đến tỉnh yêu cầu giải quyết theo pháp luật vì thuộc thẩm quyền của Tỉnh. Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng cũng có động thái đó. Chẳng qua chúng tôi cũng chỉ viết đơn như thế thôi chứ các chuyện khác chúng tôi không giải quyết. Thứ hai là nếu quá thời hạn mà không giải quyết thì có luật tố cáo”.
Mặc dù người đại diện phòng tiếp dân cho biết người dân có thể tố cáo nếu quá thời hạn yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, văn bản của trụ sở tiếp dân chỉ đề nghị Tỉnh “sớm giải quyết” khiếu nại của dân nhưng không đưa ra qui định thời gian.
Trong lá thư trình bày gởi cho đài RFA cách đây ba ngày, bà con nơi đây nêu lên bốn điểm chưa được chính quyền giải quyết thỏa đáng. Đó là “không có giấy quyết định cưỡng chế; không hỗ trợ bồi thường; không cấp tái định cư, và không cấp tái định canh”.
Qua tìm hiểu của đài RFA, hầu hết bà con nơi đây là dân tứ xứ đến đây lập nghiệp sau năm 1993. Họ mua lại đất được khai khẩn từ người dân tộc. Một số ít hộ dân nơi đây được cấp giấy sử dụng đất. Hầu hết những người còn lại chỉ có hộ khẩu. Chủ yếu dân nơi đây sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Trao đổi với đài RFA, dân nơi đây cho biết nhiều nơi trong bốn tiểu khu này đã bị ủi phá, cưỡng chế đến lần thứ ba nhưng tất cả đều không được thông báo và kê khai tài sản trước khi thực hiện cưỡng chế.
Cách đây ba ngày, đài RFA nhận được lá thư kêu oan của bà con nơi đây, cho biết việc cưỡng chế không theo đúng qui định của pháp luật và họ đang vất vả đi khiếu nại nhiều lần ở nhiều cơ quan nhưng không được giải quyết.
Kèm theo lá thư tường trình này là bản sao bốn văn bản của trụ sở tiếp dân Trung ương Đảng và Nhà nước cũng như trụ sở tiếp dân của Bộ Tài nguyên – Môi trường gởi cho Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu giải quyết “thoả đáng” và “dứt điểm” khiếu nại của bà con thuộc vùng bị cưỡng chế đất.
Ba văn bản của trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước được ban hành lần lượt vào tháng 7, tháng 11 và tháng 12 năm 2011. Còn văn bản của Bộ Tài nguyên – Môi trường ban hành vào đầu năm nay. Một người dân ở đây cho biết, bà con đã nhiều lần ra Hà Nội để trình bày nguyện vọng vì không được giải quyết ở cấp địa phương: “Công văn đầu tiên được gởi về Huyện nhưng Huyện không trả lời. Sau đó công văn được gởi xuống Tỉnh. Tỉnh cũng “ầu ơ ví dầu” và không đáp ứng được yêu cầu của dân. Họ hẹn dân, khi dân xuống lại không gặp ông Chủ tịch. Họ cứ nói này nói nọ nên dân tiếp tục phải đi ra phòng tiếp dân Trung ương Đảng tiếp”.
Đã có bốn văn bản từ phòng tiếp dân của các cơ quan chức năng yêu cầu giải quyết cho bà con nhưng cho đến nay, người dân nơi đây chưa được tiếp xúc với Chủ tịch Huyện và Chủ tịch Tỉnh, mặc dù văn bản của phòng tiếp dân Trung ương nêu rõ yêu cầu chủ tịch Huyện và Tỉnh giải quyết. Theo dân nơi đây, mỗi khi bà con đến để gặp thì các vị này đều được thông báo vắng mặt: “Bà con cũng đi nhiều lần lắm mà không bao giờ được tiếp. Mỗi lần bà con đến là các ông cứ nói ông này ông kia đi vắng. Thậm chí ban ngày họ không tiếp, đến tối họ nói chỉ tiếp một người đại diện. Chúng tôi không đồng ý với lý do ai cũng có quyền lợi ngang nhau. Sau đó họ lại hẹn đến 10 giờ sáng hôm sau. Hôm sau bà con đến mới nói được vài câu thì các ông nói là hết giờ và không tiếp nữa.”
Theo công văn của trụ sở tiếp dân của Bộ Tài nguyên – Môi trường do chánh thanh tra Lê Quốc Trung ký vào đầu năm nay mà RFA có được bản sao, cơ quan này cho biết trụ sở tiếp dân Đảng và Nhà nước đã có nhiều công văn yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước giải quyết và trả lời về khiếu nại của dân. Cũng theo công văn này, Chủ tịch UBND Tỉnh vào đầu tháng 11 năm 2011 có gặp dân một lần nhưng không giải quyết thỏa đáng nên người dân tiếp tục khiếu nại.
Chính vì thế, theo công văn này, “Thanh tra bộ Tài nguyên – Môi trường đề nghị Ủy ban sớm chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc, trả lời công dân theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả giải quyết đến Bộ Tài nguyên – Môi trường”.
Đùn đẩy trách nhiệm
Đã hơn một tháng kể từ ngày Bộ Tài nguyên – Môi trường có thông báo gởi đến Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước và mỗi thứ Ba hằng tuần, bà con đều đến văn phòng tiếp dân Tỉnh nhưng chưa bao giờ gặp được ông Trương Tấn Thiệu, Chủ tịch Tỉnh, cũng với lý do vắng mặt: “Các công văn này được đưa xuống Tỉnh nhưng các vị cũng không trả lời. Bà con xuống Tỉnh tập trung ở phòng tiếp dân rồi lại sang phòng của ông Chủ tịch thì các ông cũng không mở cửa. Bà con nằm la lết ở đó chờ và ngủ bờ ngủ bụi ở đó. Thế là công an không cho nằm ở đó. Lần cuối cùng là vào ngày 7 tháng 2, chúng tôi đến UBND Tỉnh nhưng cũng không được trả lời. Những người ở đó thì lại nói là họ không đủ thẩm quyền nhưng ông Chủ tịch Tỉnh thì không lúc nào gặp mặt được”.
Cũng theo bà con nơi đây, lúc trước, Tỉnh đã từ chối không giải quyết khiếu nại của bà con với lý do Huyện phải giải quyết trước khi đến Tỉnh. Tuy nhiên, đông đảo người dân đấu tranh vì cho rằng văn bản của trụ sở tiếp dân Trung ương đã nêu rõ đích danh Chủ tịch Tỉnh phải giải quyết khiếu nại. Sau đó thì Tỉnh dùng cách “vắng mặt” như đã trình bày.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi liên lạc với ông Trương Tấn Thiệu và trình bày bức xúc của bà con. Tuy nhiên, ông này cho biết ông đang bận họp và cho rằng trách nhiệm thuộc về Huyện: “Bây giờ tôi bận họp nhưng mà nếu có đơn từ thì phải gởi cho UBND. Nếu ở huyện Bù Đăng thì về huyện Bù Đăng giải quyết. Bây giờ tôi bận họp”.
Đài RFA cũng liên lạc với Bộ Tài nguyên – Môi trường theo số ghi trên website. Sau bốn lần được chuyển máy, chúng tôi nói chuyện với đại diện trụ sở tiếp dân của Bộ. Vị này không xưng tên nhưng cho biết phòng tiếp dân chỉ có nhiệm vụ gởi văn bản đề nghị Tỉnh giải quyết khiếu nại của dân, ngoài việc đó ra thì Bộ này không giải quyết: “Xin phép trả lời chị là việc này thì người ta không chỉ ra đây mà ra tất cả các cơ quan Trung ương. Chúng tôi cũng đã xem xét trong thẩm quyền và cũng đã trả lời công dân. Đồng thời lần trước, trước Tết, chúng tôi đã có văn bản đến tỉnh yêu cầu giải quyết theo pháp luật vì thuộc thẩm quyền của Tỉnh. Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng cũng có động thái đó. Chẳng qua chúng tôi cũng chỉ viết đơn như thế thôi chứ các chuyện khác chúng tôi không giải quyết. Thứ hai là nếu quá thời hạn mà không giải quyết thì có luật tố cáo”.
Mặc dù người đại diện phòng tiếp dân cho biết người dân có thể tố cáo nếu quá thời hạn yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, văn bản của trụ sở tiếp dân chỉ đề nghị Tỉnh “sớm giải quyết” khiếu nại của dân nhưng không đưa ra qui định thời gian.
Trong lá thư trình bày gởi cho đài RFA cách đây ba ngày, bà con nơi đây nêu lên bốn điểm chưa được chính quyền giải quyết thỏa đáng. Đó là “không có giấy quyết định cưỡng chế; không hỗ trợ bồi thường; không cấp tái định cư, và không cấp tái định canh”.
Qua tìm hiểu của đài RFA, hầu hết bà con nơi đây là dân tứ xứ đến đây lập nghiệp sau năm 1993. Họ mua lại đất được khai khẩn từ người dân tộc. Một số ít hộ dân nơi đây được cấp giấy sử dụng đất. Hầu hết những người còn lại chỉ có hộ khẩu. Chủ yếu dân nơi đây sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Trao đổi với đài RFA, dân nơi đây cho biết nhiều nơi trong bốn tiểu khu này đã bị ủi phá, cưỡng chế đến lần thứ ba nhưng tất cả đều không được thông báo và kê khai tài sản trước khi thực hiện cưỡng chế.
No comments:
Post a Comment