Friday, January 27, 2012

NHẠC SĨ VIỆT KHANG LÀ AI?

Nhạc sĩ Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí (34 tuổi), sinh ngày 19 tháng 01 năm 1978.  Vợ là Cao Thị Lan. Tên con trai là Võ Khang, 4 tuổi. Cư ngụ tại (trước khi bị bắt): 8/10 F đường Nguyễn Văn Nguyễn Khu Phố 7, Phường 8 Thành Phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Nhạc sĩ Việt Khang
Việt Khang bị Cộng sản Việt Nam bắt lần đầu vào ngày 16/09/2011. Sau đó họ thả ra để xem Việt Khang có liên lạc với ai để tiếp tục bắt người liên hệ. Ngày 23/12/2011 Việt Khang bị bắt lần thứ hai và hiện nay đang bị biệt dam tại số 4 Phan Đăng Lưu thành phố Sài Gòn.
Việt Khang sinh ra trong một gia đình nghèo, học phổ thông Trung Học ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, yêu thích âm nhạc và sinh sống bằng nghề hoà nhạc và chơi trống trong các ban nhạc ở thành phố Mỹ Tho. Nhạc sĩ Việt Khang có một cơ sở làm ăn nhỏ với một số nhạc cụ để hòa nhạc và thu âm kiếm sống.
Cuộc sống không khá giả vì Việt Khang chỉ sáng tác theo sự xúc cảm của tâm hồn chứ không sáng tác theo đơn đặt hàng của cơ quan Thông tin văn hoá, ca tụng chế độ Cộng Sản của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Những bản nhạc mà Việt Khang đã sáng tác dưới danh hiệu là Minh Trí đã sáng tác mang tình cảm quê hương như Bạn Thân do ca sĩ Đan Trường hát, Bà Má Miền Tây do ca sĩ Lý Hải hát đã được thâu âm…
Là một nhạc sĩ có khả năng chơi trống, nhạc sĩ Việt Khang đã đi trình diễn khắp miền Trung đến miền Nam nước Việt. Nhờ sự lưu hành trình diễn đó nên anh nhìn ra những bất công dưới xã hội Cộng Sản… Ở đâu cũng đầy dẫy những hình ảnh bất công áp bức, kẻ cầm quyền thì ăn không hết và người dân nghèo thì làm ăn không ra để nuôi sống bản thân. Lòng yêu nước trỗi dậy trong Việt Khang và anh quyết định đi tìm những người cùng lý tưởng trao đổi tâm tình cho vơi đi những xót xa dằn vặt của một công dân yêu nước thương nòi, yêu chuộng công bằng xã hội, có lương tri với tiền đồ dân tộc.
2) Tham gia vào Tuổi Trẻ Yêu Nước
Tuổi Trẻ Yêu Nước (TTYN) là một tập hợp những người trẻ phần lớn là sinh viên, thanh niên, văn nghệ sĩ ý thức trách nhiệm của mình trước sự bất công của xã hội, trước cảnh đất nước đang mất dần vào bàn tay ngoại xâm của Trung Cộng, đặc biệt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về biển Đông bị Trung Quốc ức hiếp và xâm lược một cách ngang ngược, trái với luật biển quốc tế nhưng nhà nước Cộng Sản Việt Nam tỏ ra nhu nhược đồng lõa với kẻ xâm lăng, hành động này gần như bán nước cho ngoại bang. TTYN chính thức thành lập vào ngày lễ Giổ Tổ Hùng Vương 2011, những hoạt động của TTYN là viết bài đưa lên những trang website, những blogger kêu gọi nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tôn trọng nhân quyền đã quy định bởi Liên Hiệp Quốc, tôn trọng tự do và bầu cử dân chủ… sáng tác những bản nhạc nói lên tình yêu quê hương dân tộc và nói lên những cảnh đời bất công xã hội, xuống đường một cách ôn hoà để phản đối Trung Quốc xâm lược biển Đông của Việt Nam… dùng ngòi bút và tiếng hát là những phương tiện nhằm chuyên chở và kêu gọi lòng thiết tha yêu nước của mọi người, ý thức đứng lên đòi nhân quyền, đòi tự do tôn giáo và dân chủ cho Việt Nam. Xa hơn nữa, Tuổi Trẻ Yêu Nước còn rải truyền đơn và dán bích chương tẩy chay bầu cử độc diễn của CSVN năm 2011 và những truyền đơn nội dung đòi hỏi tự do và nhân quyền cho Việt Nam. TTYN còn treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vì cho rằng đó là lá cờ truyền thống của dân tộc và nó một thời biểu hiện cho Tự Do.
Anh Võ Minh Trí đã gia nhập Tuổi Trẻ Yêu Nước nguyện đem khả năng viết nhạc của mình để nói lên những khổ đau của đồng bào, những thực trạng của xã hội, những nguy cơ của tổ quốc và dân tộc trước cảnh ngoại xâm mà nhà cầm quyền CSVN đang nhu nhược bán nước Việt nam. Khi gia nhập TTYN anh đổi tên là Việt Khang để sáng tác nhạc, anh đam mê miệt mài suy nghĩ  từ tim óc mình làm sao mượn âm thanh của tiếng nhạc lời ca thức tỉnh đồng bào vốn đang ngủ mê trên những lời ru ngủ của chế độ.
Nhạc Sĩ Việt Khang sống và lớn lên trong gia đình lao động, cha mẹ làm ăn lam lũ để nuôi con, mảnh đời anh lớn lên trong Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản Việt Nam muôn vàng bất công áp bức, tham nhũng bóc lột, xã hội băng hoại. Những thứ đó đã hun đúc ý nhạc của Việt Khang, đến lúc anh tuôn trào những dòng nhạc mà đâu đâu từ thành thị đến thôn quê ai ai cũng đã  tỏ tường những mảnh đời khổ đau như Việt Khang từng trải qua, ai cũng mang những uất hận nghẹn ngào trước cảnh Trung Quốc xâm lược vùng biển Việt Nam, ai cũng đau xót trước cảnh kẻ quyền thế thì giàu sang trên sự lường gạt, đa số người dân thật thà thì sống nghèo nàn, khổ cực đoạ đày và bị hiếp đáp….Vì thế, bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” của Việt Khang đã đánh động tiềm thức sâu thẳm của lòng mọi người. Người người dân trong nước khi nghe bản “Việt nam Tôi Đâu?” như nghe tiếng lòng mình đang thổn thức…Người sống nước ngoài khi nghe bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” thì bao nao nức dồn dập hướng lòng về quê hương đang đau khổ và lâm nguy.
Trong một thời gian ngắn kỷ lục Việt Khang đã sáng tác hai bài nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” và “Anh là Ai?”  đã làm rung động bao nhiêu người trong nước và ngoài nước, đây là một sự bày tỏ lòng yêu nước mà sức mạnh của nó là tiếng nhạc du dương một thứ âm điệu và ý nhạc khi nghe xong nó sẽ lắng đọng trong tâm hồn đi sâu vào tiềm thức, từ đó biến thành sức mạnh đứng lên đòi hỏi công bằng và công lý trước một xã hội nhiễu nhương đang bị độc tài độc đảng cai trị.
3) Tác dụng hai bản nhạc của Việt Khang?
Hằng triệu người Việt trong và ngoài nước khi nghe bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” và “Anh Là Ai?” đều nhận ra thực trạng cay đắng của một xã hội dưới sự cai trị độc tài của chế độ CSVN. Sức mạnh của bản nhạc đã thúc dục lòng người ý thức trách nhiệm của mình trước nguy cơ của dân tộc trước bất công của độc quyền cai trị.
Lời nhạc không mang tính hằn học, nhưng mang một sức mạnh truyền cảm để thức tỉnh lòng người. Tạo nên sự phẫn nộ trong lòng người thôi thúc họ phải suy nghĩ về số phận nghiệt ngã của quê hương dân tộc. Không một người nào khi nghe hai bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” và “Anh Là Ai?” mà không ngậm ngùi tự đặt câu hỏi mình phải làm gì cho tổ quốc!
Nội dung của bản nhạc: “Việt Nam Tôi Đâu?” gồm có 3 phần chính. Phần đầu, Việt Khang than thở đã qua cuộc sống 34 năm tuổi đầu mà anh cho là nửa đời người và anh đã tỏ tường thực trạng xã hội. Một xã hội dưới sự cai trị của đảng CSVN thì người nghèo quá nghèo và cảnh quyền uy giàu có thì làm giàu trên tham những dối dang…
Phần thứ hai, anh tự hỏi “Giờ đây Việt Nam còn hay mất?”. Những lời nhạc nói lên cảnh người Trung Quốc hiện đang ngang tàn trên quê hương Việt Nam. Việt Khang tự đặt câu hỏi tại sao vậy? Đây là quê hương Việt Nam tại sao bọn giặc Tàu ngang tàn trên quê hương ta? Tại sao nhà cầm quyền CSVN không có biện pháp luật pháp thích ứng để hành xử mà cúi đầu để chúng hống hách. Ngoài biển Đông thì Trung Quốc bắn giết ngư dân vô tội mà nhà nước Việt Nam chẳng có thái độ gì ngoài những câu lặp đi lặp lại lấy lệ… Và phần ba của bản nhạc, Nhạc sĩ Việt Khang kêu gọi mọi người không phân biệt già, trẻ, gái trai phải đứng lên để đuổi quân xâm lưộc và chống lại nhà cầm quyền nhu nhược bán nước Việt Nam.
Bản nhạc “Anh là Ai?” cũng có nội dung tha thiết, khi Trung Cộng xâm lược vùng Biển Đông nước Việt Nam vào tháng 07/2011 thì người Việt Nam yêu nước xuống đường bày tỏ lòng yêu nước bảo vệ tổ quốc thì nhà nước CSVN cho lực lượng công an đàn áp với những hành động dã man như đạp vào mặt người biểu tình yêu nước… Từ đó, Việt Khang sáng tác bản nhạc “Anh Là Ai?”. Toàn bộ bản nhạc đều cho rằng, anh là ai mà đánh đập người yêu nước không nương tay vậy? Như vậy anh có phải là kẻ đồng lõa với ngoại bang xâm lược Việt Nam hay không? Việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam tại biển Đông cả người dân Việt Nam ai cũng biết cũng uất hận, cả thế giới đều lên án thế mà những người yêu nước muốn bày tỏ thái độ chống lại quân xâm lược đáng ra một chính quyền trách nhiệm trước tiền đồ quê hương dân tộc phải ủng hộ lòng yêu nước, nhưng trái lại chế độ CSVN đã dùng quyền lực của công an, của nhà nước để đàn áp, đánh đập dã man, bóp chết quyền sống của con người.
Hai bản nhạc đó đả làm cho chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam run sợ do đó họ đã tìm cách bắt Việt Khang.
4) Việt Khang bị bắt
Ngày 16/9/2011, khi hai bản nhạc Việt Khang đã hát và đưa lên trên các hệ thống Internet và youtube.com thì nhạc sĩ Việt Khang bị bắt. Cùng bắt lúc đó, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và sinh viên Nguyễn Thiện Thành cùng là thành viên của Tuổi Trẻ Yêu Nước cũng bị bắt. Công an đã tịch thu toàn bộ máy vi tính, những dụng cụ làm ăn của Việt Khang (như máy thâu âm, máy hoà nhạc v.v..) .
Sau đó vì công an CSVN muốn thả Việt Khang ra để xem Việt Khang có liên lạc với những ai nữa để bắt những người còn lại, sau gần  67 ngày (2 tháng 7 ngày) theo dõi không bắt được ai, ngày 23/12/2011 nhà cầm quyền CSVN đã điều động 40 công an đến bắt Việt Khang đi và hiện nay Việt Khang đang bị biệt giam tại số 4 Phan Đăng Lưu thành phố Sài Gòn.
5) Nhờ sự can thiệp của các cơ quan truyền thông và các tổ chức nhân quyền và chính quyền các nước tự do dân chủ
Việt Khang là một nhạc sĩ đấu tranh, là một nhạc sĩ yêu nước, anh chỉ đấu tranh bằng lời ca tiếng nhạc để nói lên nỗi đau xót của mình trước cảnh một xã hội bất công, tham nhũng và trước cảnh đất nước đang bị quân Trung Quốc xâm lược… Anh bày tỏ sự bất đồng chính kiến của mình qua tiếng nhạc lời ca. Đó là một trong những quyền tối thượng của con người đã quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Vậy để trả bảo vệ những quyền căn bản này, mong các nhạc sĩ ở Hải Ngoại, đặc biệt nhạc sĩ Trúc Hồ vận động giúp đỡ cho nhạc sĩ Việt Khang sớm được trả tự do.
Kính nhờ các cơ quan Human Right Watch, các cơ quan nhân quyền trên thế giới, Quốc Hội Hoa Kỳ và Quốc Hội Châu Âu, cơ quan Liên Hiệp Quốc can thiệp cho nhạc sĩ Việt Khang và người bạn của anh là nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cả hai hiện đang bị biệt giam tại PA-24 ở số 4 đường Phan Đăng Lưu thành phố Sài Gòn sớm được thả tự do.
Kính nhờ bộ ngoại giao Hoà Kỳ và các toà Đại Sứ Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Anh, Úc tại Hà Nội lên tiếng can thiệp cho nhạc sĩ Việt Khang và TrầnVũ Anh Bình được sớm trả tự do.
Trân trọng;
Đại Diện Cho Tuổi Trẻ Yêu Nước tại Hải Ngoại
Vũ Trực


Saturday, January 21, 2012

PHÁT BIỂU LƯU MANH ĐẦU NĂM 2012

▀Tiếng Dân Việt
Theo thông tin từ tác giả Vũ Nhật Khuê: “Ngày 17.1.2012 tại trụ sở Thanh tra tỉnh Quảng Nam, Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn có buổi làm việc với thanh tra tỉnh. Buổi làm việc này theo tinh thần “thư mời” được gởi trước cho nhà văn bốn ngày trước đó, tức vào ngày 13.1.2012.
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn

Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn chỉ đi một mình. Phía thanh tra tỉnh Quảng Nam thì có năm người. Nhưng chỉ có ba người mặc sắc phục của thanh tra, còn hai người mặc thường phục. Ngoài cô thư ký còn có một người của Thanh tra tỉnh, một người tự giới thiệu là Phó thanh tra của sở truyền thông và thông tin, một người giới thiệu là Phó Thanh tra của Sở Tư pháp. Đặc biệt có 1 người là của đài phát thanh truyền hình tỉnh Quảng Nam. Trong tất cả các buổi làm việc hay đến nhà của nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn thì luôn luôn có sự hiện diện của anh “phóng viên” này.
Đi vào làm việc thì thư ký ghi chép, cùng lúc đó phía Thanh tra tỉnh đưa ra một số điều kiện để làm việc: không ghi âm, không chụp hình. Sau đó thì phía Thanh tra yêu cầu 3 cha con Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn phải viết ba đơn khiếu nại quyết định xử phạt hành chính của tỉnh Quảng Nam khác nhau vì hiện nay nhà nước không có giải quyết đơn khiếu kiện tập thể. Điều này được đưa ra nhằm vô hiệu hóa đơn khiếu nại của ba cha con Nhà văn. Nhưng nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn đã đưa ra thông báo và hai thư mời của Thanh tra tỉnh là họ chấp nhận đơn khiếu nại của anh. Sau khi Nhà văn phản đối chuyện viết đơn khiếu nại cá nhân thì phía Thanh tra tỉnh đuối lý nên họ bỏ qua.
Đi vào nội dung làm việc thì phía thanh tra của tỉnh Quảng Nam cũng nhắc lại việc cha con nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn viết bài trên Dân Làm Báo, Đàn Chim Việt là nói xấu đảng và nhà nước, chống lại khối đại đoàn kết dân tộc. Nhà văn phản bác lại là những bài viết chỉ phản ánh quan điểm cá nhân ông và các con chứ không nói xấu ai và chống đối ai. Nhà văn đưa ra công ước quốc tế về tự do ngôn luận và quyền chính trị của công dân mà Việt Nam đã ký kết thì phía Việt nam phải chấp nhận. Ông Thái, được cho là Phó Chánh thanh tra tỉnh Quảng Nam nói là: “Mặc dù Việt Nam có ký kết các công ước quốc tế nhưng phía Việt Nam KHÔNG TRỰC TIẾP THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT ĐÓ”. Nhà văn hỏi ngược lại đây là quan điểm cá nhân của ông hay là quan điểm của nhà nước. Ông Phó Chánh thanh tra trả lời là của nhà nước”.
Ông Thái, Phó Chánh thanh ta tỉnh Quảng Nam nói: “MẶC DÙ VIỆT NAM CÓ KÝ KẾT CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ NHƯNG PHÍA VIỆT NAM KHÔNG TRỰC TIẾP THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT ĐÓ”. Ông ta còn khẳng định với Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn: “Đây là quan điểm của nhà nước”. Đây được xem là cách phát biểu lưu manh của giới giang hồ chứ không phải là cán bộ lãnh đạo của một quốc gia thành viên của Liên Hiệp quốc và là một thành viên của WTO. Không biết các vị lãnh đạo Trung ương và cấp trên của ông Phó Chánh thanh tra tỉnh Quảng Nam sẽ nghĩ gì về phát biểu này? Có lẽ đây là một phát biểu lưu manh nhất để khai bút đầu năm.
Không biết Tổ chức Liên Hiệp quốc sẽ nghĩ gì về Việt Nam khi nghe được câu phát biểu của ông cán bộ ở quốc gia này? Hay là họ sẽ bảo: “Biết rồi, nói mãi!”. Kính mong quý vị hãy nhanh nhanh chuyển câu phát biểu kiểu lưu manh của giang hồ cộng sản Việt Nam đến tổ chức Liên Hiệp quốc và Tổng thư ký Ban Ki-moon.

Friday, January 20, 2012

CỘNG SẢN VIỆT NAM SÁCH NHIỄU BÁC SĨ NGUYỄN ĐAN QUẾ TRONG NHỮNG NGÀY CẬN TẾT NHÂM THÌN - Nguồn: P.V Minh Lý

Hôm 19/1/2012 vào lúc 9 giờ sáng, trong khi mọi người lo chuẩn bị đón Tết sắp đến, công an đã đến nhà sách nhiễu bác sỹ Nguyễn Đan Quế. Theo đề nghị của công an, họ muốn được gặp bác sỹ Nguyễn Đan Quế để làm việc về Lời kêu gọi người dân Việt Nam xuống đường chống độc tài cách đây gần một năm.



Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

Cũng xin được nhắc lại, vào ngày 24/2/2011 bác sỹ Nguyễn Đan Quế đã công bố lời kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam hãy cùng với ông “Đứng thẳng người hiên ngang tuyên bố: Tự do hay Sống nhục!”. Trong cùng lá thư, ông đã kêu gọi đồng bào “xuống đường để dứt điểm chế độ độc tài tham nhũng lạm quyền, đòi việc làm, đòi cơm áo, đòi nhà ở, đòi được học hành; đòi được chăm sóc y tế; chống áp bức bất công, nông dân chống cướp đất canh tác, công nhân chống bóc lột sức lao động.”

Khi công bố lời kêu gọi, Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, về tư tưởng, đã chấp nhận bị bắt như đã bị bắt nhiều lần trong suốt 36 năm qua. Bác sỹ Quế tin rằng phong trào dân chủ tại Việt Nam là một tiến trình không thể cưỡng lại và sẽ có nhiều người tham gia vào công cuộc đấu tranh ngay cả khi ông bị bắt. Sau khi bác sỹ Quế đưa ra Lời kêu gọi người dân xuống đường, chiều ngày 25/2/2011, công an đã đến nhà lục xét và bắt bác sỹ Quế. Đến ngày 28/2/2011, công an thả bác sỹ Quế nhưng sau đó triệu tập bác sỹ nhiều lần để làm việc. Trong dịp này một số nhà đấu tranh trong quốc nội cũng bị câu lưu,  triệu tập thẩm vấn như kỹ sư Đỗ Nam Hải, nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển, nhà dân chủ Lư Thị Thu Trang, Luật sư Lê Trần Luật...

Gia đình đã từ chối yêu cầu của công an vì bác sỹ Quế sức khỏe kém nên không thể tiếp. Công an đã ra về và trở lại vào lúc 15 giờ cùng ngày. Nhưng một lần nữa gia đình cũng từ chối. Theo tin mới nhất, công an đã gọi điện thoại đến gia đình để thông báo là họ sẽ đến gặp bác sỹ Quế vào ngày mai 20/1/2012 (27 Tết âm lịch).

Friday, January 13, 2012

DÂN OAN MIỀN TÂY VÀ SÀI GÒN TIẾP TỤC BIỂU TÌNH ĐÒI ĐẤT - Nguồn: Hòa Ái, phóng viên RFA

Hôm 11/01/2012, khoảng 60 dân oan ở các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ cùng dân oan ở Sài Gòn biểu tình ở văn phòng Thanh Tra Chính Phủ tại 201 Võ Thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh.

Photo courtesy of wolrdpress.com
Bà con kéo nhau lên thành phố yêu cầu chính quyền trả lại đất đai cho họ.
Dân đòi lại đất
Khoảng 8 giờ sáng ngày 11/01 tại văn phòng Thanh Tra Chính Phủ ở số 210 đường Võ Thị Sáu, các dân oan ở miền Tây Nam Bộ gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre và An Giang cùng một số dân oan khác tại Sài Gòn bắt đầu giăng cao các khẩu hiệu như “Dân Bến Tre Đòi Đất”, “Đã Đảo Tham Nhũng”, “Lãnh đạo trung ương và địa phương có quan tâm đến người dân không nhà, sống lang thang đầu đường xó chợ?”, “Tết đến, chính phủ, thủ tướng, lãnh đạo vui vầy đón Tết, nhưng quý vị có nhớ dân oan rất khổ vì thổ tặc núp bóng chính quyền?”…

Một người trong đoàn biểu tình cho biết: “Ngày Tết đến rồi, nhưng mà vì dân đã quá khổ, nhà cửa không có. Người thì ở ngoài chùa. Người thì ở chợ. Người phải ở lang thang ngoài đường. Thành ra, người ta phải bức xúc, phải lên 210 Võ Thị Sáu để khiếu kiện đòi nhà, đất. Không có cơ quan nào giải quyết hết”.

Những dân oan này biểu tình trong ôn hòa với các khẩu hiệu và những vần thơ. Họ trông chờ được đại diện của chính phủ giúp cho họ. Nhưng hoàn toàn ngược lại. Các công an, lực lượng bảo vệ, cảnh sát 113 dùng những chiếc xe rác, xe buýt lớn che chắn chỗ dân oan không cho người đi đường nhìn thấy và gây áp lực với đoàn người biểu tình. 

“Họ còn nhào đến giật khẩu hiệu của bà con. Bà con bức xúc quá. Bà Phan Thị Bảy, ở An Giang, đã 70 tuổi, khiếu kiện nhiều năm không được giải quyết. Bà lăn ra khóc thảm thiết. Bà đập đầu xuống sàn gạch ngay tại chổ 210 Võ Thị Sáu.”

Bà Tín, 67 tuổi, ở Ba Tri-Bến Tre đã bị trưng thu vô điều kiện gần 4.5 mẫu đất từ năm 1983. Bà đã 8 lần ra Hà Nội để khiếu kiện và trong ngần ấy năm với bao công khó, bà được trả lại dần dần tổng cộng khoảng 1.7 mẫu phần đất của người khác chứ không phải phần đất của chính bà. Lần cuối cùng khiếu kiện, bà đã canh cửa từng ngày ở văn phòng thanh tra và trong suốt 23 ngày bà được tiếp xúc với đại diện của cấp trung ương. Họ nói với bà rằng họ sẽ gửi phái đoàn đến địa phương để giải quyết. Ngày 17/10/2011 vừa rồi, phái đoàn trung ương đã đến Bến Tre và có quyết định sau cùng là yêu cầu chấm dứt khiếu kiện. Bà nói: “Bắt đầu họ cũng hợp tác với tỉnh Bến Tre, khuyên tôi già cả lớn tuổi đừng đi khiếu kiện nữa, bao nhiêu đó đủ sống gia đình rồi, đi rồi bệnh hoạn này kia. Rồi ra văn bản chấm dứt khiếu kiện.”

Bã đã bức xúc phản ứng với chính quyền rằng: “Mấy ông yêu cầu chính phủ vô đây, mấy ông sắp đặt bác đơn chúng tôi hết trơn. Vậy là coi như lấy đất của tôi mà không trả, bây giờ biểu chấm dứt khiếu kiện. Như vậy có phải ăn cướp không?”.

Một dân oan khác ở An Giang cho biết đã bị trưng thu nhà cửa 18 năm trước. Bà Lương kể lại: “Cách đây 18 năm, năm 1993 tôi ở ngay khu thương mại, ngay trung tâm thành phố Long Xuyên. Chính quyền này đương nhiên không làm theo đúng thủ tục để cưỡng chế giải tỏa. Trong lúc đó, chúng tôi cũng cũng không cưỡng lại nói là không đi. Nhưng mà đang làm đơn để xin tạo điều kiện cho chúng tôi đi. Không dùng quyết định thu hồi đất, không có quyết định cuối cùng, cũng như không có giám định nhà đất. Đùng một cái chính quyền đem lực lượng vũ trang lại cưỡng chế chúng tôi, đập phá nhà. Từ đó, sống chết gì mặc tình. Không nói tới, không hỏi tới, mà cũng không lên phương án đền bù gì hết. Chúng tôi đi cùng khắp hết trơn. Rồi đi tới Hà Nội, cũng không được hiệu quả gì hết”.
Chính quyền không giải quyết
Bà Lương đã đi khiếu kiện nhiều nơi, nhưng không được giải quyết. Sức mòn, lực kiệt, đang sống lây lất ở hiên chùa. Bà và những dân oan khác ở An Giang cố bám trụ lại thành phố đã hơn 3 tháng để trường kỳ tập trung trước văn phòng 210 Võ Thị Sáu mỗi 2 ngày cuối tuần, giăng khẩu hiệu kêu oan. Bà Lương cho biết: “Bây giờ đi lên đây, có người đi bán vé số để có tiền duy trì ở đó. Người thì đi lau nhà lau cửa người ta để có tiền, để sống tại đó. Và có những người đi rửa chén mướn”.

Một lần biểu tình của dân oan đòi đất khu vực phía Bắc.
Photo courtesy of worldpress

Cuộc biểu tình diễn ra được gần tiếng đồng hồ. Những dân oan này được kêu gọi lên xe để chở qua văn phòng tiếp dân ở 35 Hồ Ngọc Lãm, quận Bình Tân. Một số dân oan đã bước lên xe với hy vọng được chính quyền tiếp đón và lắng nghe cũng như giải quyết cho những hoàn cảnh bần cùng của dân oan. Một số khác thì cương quyết không lên xe và họ nói rằng nếu bị cưỡng ép, họ sẽ tự sát.

Sau cuộc biểu tình ngắn ngủi trong vòng 1 giờ đồng hồ, đài chúng tôi liên lạc được với một vài dân oan ở Bến Tre. Họ cho biết rằng xe đã không chở đến văn phòng tiếp dân ở 35 Hồ Ngọc Lãm, mà đã chở họ thẳng về Bến Tre và đã bỏ họ dọc đường với câu giải thích là sắp tết nên không giải quyết trong thời điểm này.

Những dân oan trong lần biểu tình ngày 11 vừa qua cho biết là họ cảm thấy như bị chính quyền lừa gạt họ. Họ vét cạn từng đồng tiền trong túi để ra tận thủ đô khiếu kiện gần 20 năm. Nhưng phía trung ương kêu về địa phương vì đã ban hành nghị quyết, quyết định trả lại cho họ. Nhưng khi về địa phương thì lại không đúng như vậy. Như trường hợp bà Tín ở Bến Tre dù được trả lại một phần, bà vẫn tiếp tục khiếu kiện.
Thanh tra chính phủ kêu bà về sẽ có phái đoàn trung ương về làm việc, giải quyết cho bà. Nhưng kết cục là bà nhận được quyết định không được khiếu kiện nữa. Những dân oan mất đất mất nhà như bà Tín không phải là ít và họ đã mỏi mòn đi khiếu kiện khắp nơi, nhưng tất cả đều vô vọng. Những dân oan này tin rằng cho đến ngày họ chết thì những oan khúc của họ sẽ mang theo mà không được giải quyết.

“Tại sao lại như vậy? Tôi cũng không hiểu là tại sao. Người Việt Nam mình cai trị người Việt Nam. Sao để hình ảnh đau thương quá như vậy?”.
Cũng như bao dân oan khác khắp nơi ở Việt Nam, bà Lương mong chờ câu trả lời từ phía chính phủ trước khi bà nhắm mắt.

Tuesday, January 10, 2012

AN NINH HAY XÃ HỘI ĐEN - Nguồn: Nguyễn Hoàng Vi

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/01/ninh-hay-xa-hoi-en.html#more

Ngày 08/01, tôi đến CA Phường Phú Thạnh - Q. Tân Phú theo giấy mời làm việc của cơ quan Công an về Vụ tai nạn giao thông hôm ngày 02/10. Tại đây, tôi đã làm việc trực tiếp với ông Lê Minh Hải (PA35) & rất đông an ninh khác (không giới thiệu tên tuổi, chỉ mặc thường phục), nội dung làm việc xoay quanh 2 vấn đề: việc tôi trả lời phỏng vấn của "Đàn Chim Việt" (DCVOnline) về vụ tai nạn giao thông của tôi đêm ngày 02/10/2011 và việc ký vào Thư ngỏ đòi trả tự do cho Điếu Cày của Mẹ Nấm.


1. Về vấn đề tai nạn giao thông:


- Hỏi (AN): Tình trạng sức khỏe hiện nay của chị thế nào?

Tôi: Bình thường.

(Ông Hải tự ghi vào biên bản là "Sức khỏe tốt")

- Hỏi: Chị hãy tường trình lại cho Cơ quan an ninh biết về vụ việc Tai nạn giao thông đêm ngày 02/10/2011 của chị?

Tôi: Sự việc qua lâu rồi tôi ko nhớ rõ để mà tường trình chi tiết.

Biên bản phần Đáp: Sự việc qua lâu rồi tôi không nhớ. Những gì tôi trả lời phỏng vấn "Đàn Chim Việt" là hoàn toàn đúng sự thật. (Ông Hải tự ý thêm vào biên bản)

Rồi ông Hải vu cho tôi tội vu khống ngành công an. Tôi hỏi lại là điểm nào nói tôi vu khống Công an. Ông ta chỉ vào nội dung tôi trả lời phỏng vấn "Đàn Chim Việt" được in sẵn đoạn "...Thấy em không bất tỉnh, họ xốc em vào lề xem sao. Em nhận ra được 1 người trong số đó rất quen, đó là kẻ vẫn thường hay theo dõi em..." và bắt tôi giải thích, tôi trả lời rằng sự việc nó như vậy thì tôi kể như vậy, chứ có gì phải giải thích. Ông Hải tiếp tục tìm tiếp 1 đoạn ở trên mà ĐCV có viết " DCVOnline - phỏng vấn Cô Nguyễn Hoàng Vi kể lại với DCVOnline một tai nạn giao thông vừa xảy ra cho bản thân gây nhiều thương tích và nhận định rằng "đây là một vụ dàn cảnh của công an Việt Nam" mà quy chụp cho tôi vu khống Công an, tôi trả lời rằng đó là Nhận định của ĐCV, không phải của tôi, và tôi không việc gì phải có trách nhiệm gì với những nhận định của người khác. Ông Hải tiếp tục hỏi tôi có nhận xét, quan điểm gì về hành vi vu khống không có căn cứ của ĐCV, hỏi tôi có đồng tình hay ko, tôi từ chối trả lời câu hỏi đó, nhưng ông Hải vẫn cố tình hỏi tới hỏi lui, tôi bảo ông ấy nhận định đó là của ĐCV thì ông tự mà đi làm việc với ĐCV...

Từ 8h sáng đến hơn 12h trưa ông Hải cứ quy chụp tôi vào tội vu khống, không thì bắt tôi phải nhận định hành vi của ĐCV là vu khống không có căn cứ. Tôi hỏi ngược lại ông Hải rằng "Vậy em hỏi thiệt anh nhé, Công an có chỉ đạo vụ tai nạn của em không?", ông Hải trả lời "Không". Tôi tiếp tục hỏi "Vậy công an có chỉ đạo cho người canh & theo dõi em suốt mấy tháng nay không?", ông hỏi lại trả lời "Không". Ông ta còn hỏi ngược lại tôi "Sao em thấy người ta theo dõi em mà em không tố cáo với công an". Thật trơ trẽn! Tôi cảm thấy thất vọng về cách làm việc của Cơ quan công an, dám làm nhưng không dám nhận bất cứ điều gì. Tôi nói với ông Hải "Được rồi, nếu anh đã nói vậy, thì từ nay những thằng nào theo tôi, tôi sẽ tố cáo hết cho anh coi. Còn việc tôi trả lời phỏng vấn ĐCV tôi sẽ chịu trách nhiệm với nội dung tôi trả lời. Vậy thôi."

Ông Hải bắt tôi ký xác nhận nội dung trả lời phỏng vấn của tôi với ĐCV đã được in sẵn. Tôi bắt ông Hải phải mở internet lên download bài báo đó về in lại thì tôi mới ký.

2. Vấn đề Thư ngỏ của Mẹ Nấm:



Nguyễn Hoàng Vi
Sau đó, Ông Hải in luôn 1 bản Thư ngỏ gửi Chủ tích nước Trương Tấn Sang về việc bắt giam trái phép ông Nguyễn Văn Hải của Mẹ Nấm, bắt tôi làm việc tiếp. Ông Hải hỏi tôi biết ông Nguyễn Văn Hải không, tôi trả lời có đọc nhiều thông tin trên mạng về ông. Ông Hải tiếp tục hỏi tôi có hiểu nội dung Thư ngỏ không, tôi trả lời tôi hiểu. Ông Hải bắt tôi tóm tắt nội dung Thư ngỏ, tôi bảo ông Hải tự đọc. Ông Hải bắt đầu nói với tôi rằng Ông Nguyễn Văn Hải phạm tội Tuyên truyền chống phá Nhà nước, rằng ông Hải được Việt Tân đưa đi nước ngoài tập huấn, cơ quan an ninh bắt là đúng người đúng tội chứ không bắt giam trái phép ai bao giờ. Tôi cười mỉa, nói rằng "Anh nói vậy thì tôi biết vậy, chứ tôi chẳng tin. Mà giấy mời tôi làm việc với nội dung về vụ tai nạn của tôi, tôi sẽ không làm việc với bất kỳ nội dung nào khác".

Ông Hải bắt đầu quay lại với nội dung tai nan đã nhai đi nhai lại cả buổi sáng với tôi. Lúc này đã hơn 12h30' trưa, tôi chưa hề có miếng gì trong bụng từ sáng sớm. Và tôi thấy không thể mất thời gian quá nhiều cho cách làm việc như vậy, tôi nói tôi mệt rồi và tôi sẽ không làm việc bất cứ lần nào về vấn đề này nữa. Tôi bước ra khỏi phòng định đi về, thì cả đám an ninh vây lại lôi kéo, xô đẩy, tính hành hung tôi. Tôi hoảng loạn la làng, 2 đứa em gái ngồi uống nước nhà kế bên đợi tôi nghe thấy tiếng tôi la hét, nó chạy vào xem chuyện gì xảy ra với tôi thì bị Công an đuổi ra & còn nói em tôi hỗn. Em tôi liền gọi về cho mẹ, nghe tin tôi bị hành hung mẹ tôi tức tốc lên CA Phường.

Ông Hải nói với mẹ tôi rằng tôi trả lời phỏng vấn báo đài "phản động" nhằm vu khống, bôi nhọ ngành Công an. Mẹ tôi trả lời ông Hải: "Chú thấy con tui làm gì sai thì chú cứ bắt nó đi. Chú gởi giấy mời mà lên chụp cho con tôi tùm lum tội là sao? Còn vụ nó bị tai nạn rớt 7 cái răng, tôi nói thiệt, nó có quyền nghi ngờ do Công an làm, bởi vì nó nhận ra người thường hay theo dõi nó có trong đám gây tai nạn. Mà mấy tháng nay, mấy chú Công an cứ canh & theo dõi nó suốt..." Rồi mẹ kể tội tụi nó: bôi xấu danh dự của mình, hành hung mình, chặn tiền trợ cấp nuôi con của ba Hugo, buộc cty chấm dứt hợp đồng lao động với 2 chị em tôi không có 1 lý do... Lúc ấy mấy 2 người an ninh lấy điện thoại ra chụp hình, quay phim mẹ con tôi, tôi cũng lấy điện thoại ra ghi âm lại sự việc xảy ra trước sự chứng kiến của an ninh để làm bằng chứng bảo vệ mẹ con tôi sau này. Nghe mẹ tôi kể tội 1 hồi, cả đám cứng họng, không nói được gì. Ông Hải nói với mẹ con tôi xóa ghi âm đi rồi về. Tôi không chịu, bắt họ phải xóa những đoạn phim hình họ ghi rồi tôi xóa. Xong rồi thì cả nhà về nhà.

Từ chiều hôm qua đến ngày hôm nay (09/01/2011), vẫn có những người mặc thường phục thay phiên nhau ngồi uống cafe trước hẻm, tôi đi đâu cũng đi theo. Nhớ lời ông Hải nói, gia đình tôi lấy điện thoại ra chụp hình lại để làm bằng chứng tố cáo lên Cơ quan công an.

Chiều nay, khi tôi ra khỏi nhà, có 2 người này tiếp tục đi theo tôi. Em gái tôi thấy vậy, bèn chụp hình lại, 2 tên này hung hăng xông vào em gái tôi định giựt điện thoại (đây là hành vi của bọn ăn cướp), em gái tôi chống cự lại. Tôi thấy vậy nhào vô ngăn cản không cho họ hành hung em gái tôi. Trong lúc đó em tôi mang xe vào nhà, lúc ra lại thì gặp sự hiểu lầm với những người hàng xóm, họ nghĩ rằng chị em tôi chụp hình họ có xảy ra xô xát. Công an xuống mời mọi người lên Phường làm việc, tại đây tôi & những người hàng xóm giải hòa với nhau. Còn 2 tên kia thì không thấy Công an gọi lên. Khi mọi người về nhà thì 2 tên đó vẫn còn ngồi đầu hẻm.

Trước lúc lên Phường làm việc, gia đình tôi có đề nghị Công an mời 2 người kia lên Phường để làm rõ hành vi theo dõi của họ, Công an đã hứa (có ghi âm của em gái tôi), vậy tại sao họ vẫn ung dung? Ngày hôm qua Cơ quan an ninh đã xác nhận không có người của công anđược cử theo dõi tôi, vậy tại sao chiều nay Công an không mời 2 người theo dõi tôi lên Cơ quan để điều tra?
Tôi có nên nghi ngờ có sự bảo kê, bao che?
Nguyễn Hoàng Vi

ĐƠN KÊU CỨU CỦA BÙI TRUNG NHÂN VỀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA BÀ BÙI THỊ MINH HẰNG

Anh Bùi Trung Nhân, con trai của bà Bùi Thị Minh Hằng đã gửi ĐƠN KÊU CỨU đến Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ quốc tế.
Trong đơn có đoạn:
“Khi tôi lên thăm lần đầu ngày 16/12/2011 đã được bà cho biết, để phản đối việc bắt giữ bà đưa vào cơ sở giáo dục cải tạo một cách trái pháp luật, mẹ tôi đã tuyệt thực 15 ngày. Sau thời gian tuyệt thực, mẹ tôi không ăn được cơm nên đã yêu cầu được ăn cháo. Tuy nhiên trại đã không đáp ứng yêu cầu chính đáng này của mẹ tôi. Không chỉ thế, mẹ tôi còn bị giam chung với những người bị nhiễm HIV. Do lo sợ bị lây nhiễm, mẹ tôi đã đề nghị được chuyển sang phòng kỷ luật nhưng cũng không được đáp ứng.
Ngày 29/12/2011 vừa qua, tôi lên thăm lần thứ hai, nhưng lại không được gặp mẹ với lý do không có sổ thăm nuôi. Tôi được cán bộ trại cho biết mẹ tôi cải tạo không tốt, vì vẫn tiếp tục tuyệt thực do trại không đáp ứng yêu cầu được ăn cháo của bà. Vì không được gặp mẹ trực tiếp, nên tôi không biết những đề đạt cụ thể của bà.
Thưa Quý Hội, việc bắt một người ăn cơm ngay sau thời gian tuyệt thực kéo dài, cũng như việc giam giữ chung người không có bệnh với người mắc bệnh HIV là phi khoa học, gây tác động mạnh mẽ đến tâm lý, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể cướp đi tính mạng một con người. Tôi vô cùng lo lắng và hoang mang về tình trạng sức khỏe của bà, chỉ trong vòng hơn 1 tháng, mẹ tôi đã tuyệt thực 2 lần, trong đó lần đầu là 15 ngày. Không những thế, mẹ tôi vốn có tiền sử bị bênh tuột huyết áp, nếu tình trạng này còn tiếp tục kéo dài sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của bà.
Sau lần thăm tiếp theo ngày 7/1/2012 , mẹ tôi có các triệu chứng của bệnh ngoài da như ban và lở loét. Cùng với khí hậu rét đậm của vùng Tam Đảo, các bệnh thường xuyên làm mẹ tôi đau như thấp khớp, cặn thận , tay tím tái. Mẹ tôi có ý kiến với bên cán bộ trại về thuốc men để chữa bệnh thì theo tôi được biết, họ đã cho mẹ tôi uống thuốc cũng như chích thuốc cho mẹ tôi. Nhưng khi mẹ tôi yêu cầu được biết tên, xuất xứ cũng như tác dụng thuốc thì họ không cho biết. Vì thế mẹ tôi đã ngưng sử dụng thuốc này cho đến nay.
Thưa các Quý Hội, nếu với mục đích là giáo dục, cải tạo một con người để trở thành một người tốt, có ích cho xã hội thì những việc làm trên của chính quyền hoàn toàn mang tính chất trừng phạt, phi nhân đạo đối với người đang chịu sự giáo dục cải tạo đó.



Monday, January 9, 2012

TÂM SỰ CỦA TRỊNH KIM TIẾN VỀ CÁI CHẾT CỦA BỐ TRỊNH XUÂN TÙNG



Tôi đã từng nghĩ mình có một cuộc sống bình thường, sẽ học xong và có một công việc ổn định, lấy một người chồng bình thường, sống trong ngôi nhà nhỏ, cuộc sống vẫn cứ êm đềm như thế trôi đi. 

Ai cũng nói là tôi rất vui tính, rất hoạt bát, có rất nhiều bạn bè, và ai cũng rất tốt với tôi. Tôi thấy mình thật hạnh phúc với cuộc sống bình lặng ấy. 

Nhiều khi đọc thấy những tin tức hay có nghe thấy vụ này, vụ kia, người này, người kia bị công an đánh, tôi cũng chỉ biết cảm thông hay bức xúc nhưng không có để ý đến nhiều. Và chưa bao giờ nghĩ rằng việc đó sẽ xảy ra cho chính gia đình mình. Cho đến khi bố tôi bị CA đánh chết... dường như tôi đang bước vào một thế giới khác, thế giới mà chưa bao giờ tôi tưởng tượng ra... Tôi vẫn cứ ước mình không phải thấy những điều đó, không phải hiểu những điều đó để cuộc sống chỉ là những tháng ngày vui vẻ bên bạn bè, những buổi đi chơi, lê la quán cóc... 

Lý do mà tôi treo băng rôn để kêu oan vì tôi muốn công lý được thực thi. Bố tôi có thể được yên lòng nhắm mắt. Khi bố mất, 3 lần bố mở mắt và tôi là người vuốt mắt cho ông. Hình ảnh của ông những ngày tháng cuối đời lúc nào cũng xuất hiện trong đầu óc tôi.

Bố tôi chết không được như người ta, ông ra đi trong sự đói khát. Mặc cho sự van xin khẩn cầu của tôi và gia đình ngày 28/02/2011, những người công an trực ban ngày hôm đó vẫn không cho phép tôi được vào cho bố ăn. Họ cầm bát phở trên tay, kiểm tra, rồi quăng lên bàn: "Dậy mà ăn đi!". Họ gọi một con người đang kêu rên đau đớn, liệt hết tứ chi, tay bị còng trên ghế với thái độ vô cùng dửng dưng. 

Vậy nên đến lúc vào được bệnh viện thì cũng đã quá muộn, bố tôi chỉ còn có thể được thở oxy, bằng ống dẫn, ông đã không còn có đủ khả năng để ăn nổi một thìa phở. Bố kêu khát, muốn đỡ dậy uống nước, thì ông Ninh - người đã đánh bố tôi còn đòi cho thêm vài tát. Nhìn thấy bố như vậy, nghe thấy họ nói như vậy, tôi ứa nước mắt, nhưng chỉ biết nín nhịn mà van xin, mong sao họ động lòng, có chút tình người cho bố được đi cấp cứu. Nhưng 3 lần đến là 3 lần thất vọng. 

Họ mặc kệ những lời cầu khẩn của gia đình tôi, họ trả lời một cách hết sức vô lý: "Phường họ không có người, bận họp hết rồi. Không ai cho đi cấp cứu được". Bố tôi mỗi lúc đau đớn hơn, đến mức nôn mửa, sùi bọt mép. Họ vẫn nói bố giả vờ. Tôi xin họ cho mời bác sĩ tư đến phường để khám, họ cũng không chịu. Chỉ đến khi tình trạng của bố đã chuyển biến khá nặng và người bạn của bố đến yêu cầu, họ mới đồng ý cho đi. Nhưng đến tận lúc đó, họ vẫn bảo là bố giả vờ, họ còng tay bố như một tên tội phạm đến tận phòng cấp cứu của bệnh viện Bạch Mai. Trong khi bố tôi là một người dân lương thiện, chưa bao giờ làm gì trái với pháp luật. Khi họ đưa bố lên xe thùng chuyển đến viện, họ còn không cho mẹ và em tôi đi cùng, họ bắt mẹ ở lại dọn dẹp, lau dọn phường rồi mới cho đi. 

Họ còng tay bố như một tên tội phạm đến tận phòng cấp cứu của bệnh viện Bạch Mai.

Trong ngày bố nằm ở viện Bạch Mai, họ vẫn còn nói với các bác sĩ rằng bố tôi là tội phạm cần phải canh giữ. Có lẽ vì thế mà các bác sĩ nhìn bố với ánh mắt kì thị. Chỉ cho đến khi chị họ của tôi vào viện, thấy bố nằm như vậy, không chịu nổi nữa mới nói với mấy người công an đang đứng canh giữ ngoài phòng bệnh rằng: "Chỉ vì không đội mũ bảo hiểm mà các anh đánh người ta ra đến thế này, các anh có còn là con người nữa không?" thì các bác sĩ ở đây mới biết bố tôi không phải là tội phạm. Và ngay chiều hôm đó, họ cho bố tôi chuyển viện sang Việt Đức với lý do bên này không chuyên về xương. Ngay sau khi chuyển viện thì các bác sĩ bên Việt Đức đã yêu cầu gia đình chuẩn bị tâm lý bởi bố tôi có thể đi bất cứ lúc nào. Các bác sĩ yêu cầu nhập viện và đưa ra phương án mổ. Tuy nhiên các bác sĩ có nói: "Dù có mổ hay không thì cơ hội sống cũng chỉ còn 20%". Lúc đó tôi hy vọng, tôi chỉ cầu mong bố có thể sống, dù chỉ còn 1% cơ hội, dù ông bị liệt toàn thân thì tôi cũng nguyện chăm sóc ông cả đời. 

Nhưng điều đó không thể thành sự thực, sau khi mổ xong thì bố không còn nói được nữa, ông phải nằm chiến đấu với những cơn đau dằn vặt gần một tuần tại phòng hồi sức đặc biệt bệnh viện Việt Đức. Trong khoảng thời gian đó, không một ai từ phía những người đã gây ra sự việc nghiêm trọng này đến thăm hỏi, động viên một lời nào. 

Điều quan trọng ở đây là tình cảm giữa con người với nhau, nhưng có vẻ như họ cho rằng họ sẽ không cần phải chịu bất cứ sự chế tài nào của pháp luật, hay đến lúc đó họ vẫn cho rằng bố tôi đang giả vờ? Sao họ lại có thể vô tâm, máu lạnh đến vậy??? 

Chính vì vậy tôi muốn công lý phải được thực thi, oan khuất của bố tôi sẽ được giải đáp, pháp luật sẽ thật nghiêm minh và công bằng để từ đó con người ta sẽ tôn trọng pháp luật. Tôi thật sự mong rằng sự thật sẽ được đưa ra ánh sáng, sẽ không còn ai phải gánh chịu nỗi đau mất cha, mất người thân như gia đình tôi đã chịu. Tôi không muốn những gì xảy ra cho gia đình mình lại xảy đến với những người khác. 

Lúc còn sống, bố và tôi không hợp nhau, nên hai bố con không có nhiều kỷ niệm. Đó là điều mà có lẽ tôi cảm thấy ân hận và day dứt cả đời. 

Bố ra đi trong sự vội vàng, đó là một cú sốc đối với tôi và cả gia đình. Bố tôi là trụ cột, là người đàn ông duy nhất trong gia đình. Bố mất đi rồi, tôi phải thay bố làm những điều đang còn dang dở. Tôi còn quá nhỏ để có thể lo liệu được nhiều thứ, nhưng tôi đã cố gắng rất nhiều, và tôi nghĩ mình cũng trưởng thành hơn so với trước kia. Tôi đã biết quan tâm hơn đến những vấn đề xã hội xung quanh. Nhưng trước tiên thì việc quan trọng nhất đối với tôi hiện nay vẫn là đòi lại công bằng cho bố. 

Cầm bài báo có in hình ảnh bố, tôi đau lắm. Nó là một nỗi đau uất nghẹn mà tôi không thể nói thành lời. Tôi vẫn sống cuộc sống bình thường, vẫn làm những công việc hằng ngày. Tuy rằng tôi không khóc như người ta, nhưng nỗi đau trong lòng tôi rất khó nguôi ngoai. 

Tôi là người duy nhất được ở bên bố, lúc tiễn biệt ông đi. 

Cầm bức di ảnh đó, tôi đi với một nỗi đau và một niềm tin, niềm tin vào sự thật. 

Trước hết sống phải có niềm tin. Nhưng tin vào sự thật một niềm tin tuyệt đối để đòi lại công bằng. Và để đạt được điều đó thì không chỉ đặt niềm tin suông vào những người có trách nhiệm. Mà tôi phải tranh đấu để có. 

Công lý tự nó cũng không phải là một điều được ban phát. Phải tìm thì mới hy vọng có. Và phải có niềm tin thì mới có ý chí để đi tìm. 


Friday, January 6, 2012

HUỲNH TRỌNG HIẾU VÀ HUỲNH THỤC VY LÀM VIỆC VỚI THANH TRA TỈNH QUẢNG NAM

Tiếng Dân Việt

Sáng thứ Sáu, ngày 06-01-2012, hai chị em Huỳnh Trọng Hiếu và Thục Vy đã làm việc với Ban Thanh tra tỉnh Quảng Nam về vấn đề khiếu nại đối với quyết định của ông Lê Phước Thanh về vấn đề xử phạt vi phạm hành chánh trong lãnh vực công nghệ thông tin đối với ba cha con Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn với tổng số tiền là 270 triệu đồng. Nội dung làm việc xoay quanh luật pháp và Hiến pháp Việt Nam về vấn đề Tự do Ngôn luận.

Huỳnh Trọng Hiếu và Thục Vy

Trong thời gian sắp tới, có thể Trọng Hiếu và Thục Vy sẽ tiếp tục có một buổi làm việc cuối cùng với phía chính quyền tỉnh Quảng Nam, trong đó bên khiếu nại sẽ đối thoại trực tiếp với ông Lê Phước Thanh để giải quyết vấn đề nêu trên. Theo nhận xét khách quan, phía chính quyền Quảng Nam sẽ không đủ thiện chí để giải quyết vấn đề theo đúng trình tự luật pháp. Vì chính quyền CSVN làm ra luật pháp nhưng họ sẵn sàng chà đạp lên luật pháp, ngay cả những công ước quốc tế mà họ đã ký chưa ráo mực.
Tưởng cũng xin nhắc lại, vào lúc 15giờ ngày thứ Sáu, 02-12-2011, sau khi cướp của gia đình Ông Huỳnh Ngọc Tuấn 6 chiếc điện thoại di động, 1 máy chụp hình và 3.000 đô la Mỹ, bọn công an CSVN đã đọc và trao ba bản quyết định yêu cầu nộp phạt của UBND tỉnh Quảng Nam đối với Ông Huỳnh Ngọc Tuấn là 100 triệu đồng, Huỳnh Thục Vy là 85 triệu và Huỳnh Trọng Hiếu cùng 85 triệu. Tổng cộng 270 triệu đồng. Đến ngày 12-12-2011, nếu không nộp phạt sẽ bị cưỡng chế. Sau đó, gia đình Ông Huỳnh Ngọc Tuấn đã gởi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
Kính mong các cơ quan ngôn luận trong và ngoài nước tiếp tục lên tiếng đấu tranh bảo vệ cho gia đình Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn. Đặc biệt, các cơ quan ngôn luận và quý vị có khả năng và thẩm quyền, xin hãy kiến nghị đến Tòa Tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam và Tổng thống Barack Obama cùng với các cơ quan nhân quyền trên thế giới quan tâm đến trường hợp này.▄

Thursday, January 5, 2012

THÔNG CÁO BÁO CHÍ - V/v CSVN đàn áp Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam

Kính gửi: - Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế - Hoa Kỳ.
- Ủy Ban Vận Động CPC.
- Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
- Quí Mục sư – Truyền Đạo Cộng Đồng Tin Lành.
- Quí Tôn Giáo Bạn các Dân Tộc Việt Nam và Hải Ngoại.
-  Các Cơ Quan Truyền Thông, Báo chí, Ngôn luận.
Như các thông tin đã đưa, Hội Thánh Mennonite chi hội Mỹ Phước I – Bến Cát – Bình Dương đã bị Công An Bình Dương cấm không được tổ chức Giáng Sinh 2011. Công an bao vây suốt những ngày qua, trấn áp tinh thần những người bên trong Hội Thánh cũng như răn đe, đe dọa những người bên ngoài Hội Thánh. Công An Bình Dương cho lập chốt chặn 24/24 trước của Hội Thánh và phong tỏa các đường vào Hội Thánh từ xa. “Nội bất xuất – ngoại bất nhập” là tiêu chí cho lần trấn áp này. Chính quyền Bình Dương cố tình vi phạm pháp luật về kinh tế khi áp lực Công ty Điện Lực và Công ty Nước để cắt điện và nước tại Hội Thánh và hăm dọa sẽ làm như vậy luôn với nhà trẻ, dù rằng Mục sư Nguyễn Thành Nhân và các anh em làm trọn phận sự tài chánh và sử dụng đối với các công ty Điện và công ty Nước. Chính quyền Bình Dương muốn cô lập những nhu cầu căn bản nhất của con người với những người đang ở và làm việc trong Hội Thánh Mennonite Mỹ Phước 1.
Nơi đây đã phải chịu biết bao nhiêu sự bách hại tàn khốc của chính quyền CSVN, phải chống chọi lại những chiêu trò đê hèn, gian trá để cưỡng chế Hội Thánh cách thô bạo và trái pháp luật cũng như vi phạm nặng nề quyền tự do tín ngưỡng của mọi người:
- Bắt người đang lưu trú tại Hội Thánh, tịch thu giấy tờ của họ.
- Không cấp giấy tạm trú cho người đi xin.
- Tịch thu giấy tạm trú những người đã được cấp và quay lại kiểm tra, sau đó bắt phạt.
- Áp lực chủ nhà, không cho tín đồ thuê ở.
- Áp lực chủ nhà, không cho thuê để hoạt động nhà trẻ (dù đã hoạt động 5 năm)
- Bắt tịch giam xe tín đồ đang dựng, không lý do chính đáng.
- Phạt tiền và cấm Hội Thánh thờ phượng Chúa vào Chúa Nhật
- Phạt tiền và cấm không cho Hội Thánh tổ chức Lễ Giáng Sinh.
Mục sư Nguyễn Thành Nhân (từng đấu tranh tự do tôn giáo và vào tù năm 2004) là quản nhiệm Hội Thánh này, đồng thời cũng là chủ của nhà trẻ gần đó, tạo môi trường sinh hoạt về tinh thần cho người dân tại đó cũng như việc làm cho người khác tại nhà trẻ. Tuy nhiên, chính quyền rất nhiều lần đến đập phá, trấn áp, hành hung Mục sư Nhân và gia đình. Bản thân Mục sư Nhân nhiều lần bị đánh đập bởi Công an và dân quân, rất nhiều lần bị cưỡng chế điều tra tại cơ quan công an, chính quyền phá hoại Hội Thánh và cơ sở nhà trẻ bằng nhiều cách, nhiều thủ đoạn đê hèn. Mục sư Nguyễn Thành Nhân từng kêu gọi “sẳn sàng tử vì đạo” để bày tỏ nguyện vọng tự do tôn giáo với chính quyền Việt Nam (Hoặc là bắn chết tại chổ, hoặc là tự do tôn giáo và quyết không hợp tác vơi chính quyền để giải tán Hội Thánh). Hội Thánh Mennonite nói chung và Mục sư Nhân nói riêng đối với CSVN như là cái gai cần phải “nhổ” bỏ càng sớm càng tốt.
Thấy trước điều này, Mục sư Nhân đã làm đầy đủ bổn phận và trách nhiệm của công dân là công chứng về quyền sở hữu căn nhà trên cho Mục sư Nguyễn Hồng Quang và làm tròn vài trò người quản nhiệm Hội Thánh bằng cách trao quyền quản nhiệm cho Mục sư Trần Minh Hòa (em rể Mục sư Nguyễn Thành Nhân). Về phần mình, Mục sư Nhân và gia đình tháo chạy qua Bangkok – Thái Lan xin tị nạn tôn giáo. Biết được điều này, chính quyền yêu cầu vợ chồng Mục sư Nhân phải trình diện nếu không thì cắt hết Điện Nước và ngưng hoạt động kinh doanh của nhà trẻ.
Từ sau khi cơ sở văn phòng Hội Thánh Mennonite Quận 2 bị chính quyền cưỡng chế và tịch thu thì gia đình Mục sư Nguyễn Hồng Quang trú ngụ tại Hội Thánh Mennonite Mỹ Phước. Hội Thánh Chuồng Bò – Bình Thạnh bị giải tán, lãnh đạo và tín đồ bị bắt giam, cùng với ý đồ tiêu diệt triệt để giáo hội Mennonite, Hội Thánh Mennonite Mỹ Phước sẽ là mục tiêu của CSVN tiếp theo. Cao trào, tín đồ Hội Thánh Mennonite quyết tử đạo nếu tiếp tục bị đàn áp như thế nào.
Việc CSVN tiếp tục trấn áp Hội Thánh Mennonite Mỹ Phước cho thấy hành vi đàn áp tôn giáo nói chung và Tin Lành nói riêng tiếp tục tái diễn, có chiều hướng gia tăng cả số lượng cũng như tính chất đàn áp. Chúng tôi kính mong quí vị hãy đoàn kết lại cùng lên tiếng đấu tranh bênh vực cho lẽ phải, cho công lý. Yêu cầu CSVN trả lại sự tự do tín ngưỡng đáng phải có của người dân, hãy vạch trần những vi phạm quyền tự do Tôn Giáo, quyền tự do con người. Chúng tôi kêu gọi Chính Phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vi phạm các quyền tư căn bản CPC.
Phòng Truyền Thông Tin Lành

Monday, January 2, 2012

NGHĨ VỀ PHÓNG VIÊN HOÀNG KHƯƠNG ĐÃ BỊ BẮT

Tiếng Dân Việt

“Con thú có thể cắn chết con người nhưng nó vẫn là con thú. Con người mang lẽ phải có thể bị giết vì lẽ phải, nhưng bảo vệ lẽ phải mãi mãi vẫn là thiên chức của con người”.

Vừa nhận được thông tin phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ bị bắt, tôi cảm thấy quá hụt hẫng. Anh ấy là một phóng viên mà tôi rất cảm phục từ trước đến giờ, người dám xông vào các “ổ quỷ” để tố cáo những tiêu cực, nhũng nhiễu của bọn cầm quyền lưu manh. Những bài viết của anh lâu nay có phần nào củng cố chút ít niềm tin nơi người dân vốn đã quá bi quan dưới chế độ độc tài cộng sản. Nhưng bây giờ thì…

Hoàng Khương (ngồi giữa) bị công an áp giải về trại giam Chí Hòa.
 -Ảnh: D.Đ.Minh (Báo Thanh Niên)

Tâm trạng của tôi bây giờ như người bị rơi xuống vực sâu không đáy khi nghĩ về số phận của anh Hoàng Khương và vận mệnh của đất nước, dân tộc khi đất nước vẫn còn tồn tại những kẻ cầm quyền độc tài bẩn thỉu thế này.  Nhưng tôi vẫn tin vào thông điệp của bậc kẻ sĩ: “Con thú có thể cắn chết con người nhưng nó vẫn là con thú. Con người mang lẽ phải có thể bị giết vì lẽ phải, nhưng bảo vệ lẽ phải mãi mãi vẫn là thiên chức của con người”.▄



Sunday, January 1, 2012

BÙI THỊ MINH HẰNG - ĐÓA HOA QUẢ CẢM BÊN HỒ HOÀN KIẾM

Tiếng Dân Việt


Chị Bùi Thị Minh Hằng (Ảnh: Internet).
         
          Trong thời gian qua, người Việt Nam sống trong nước và hải ngoại quan tâm đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia đều được nghe và thấy đến quen thuộc câu khẩu hiệu: “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”. Đây là câu khẩu hiệu khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của tổ tiên ta đã dày công sức gìn giữ và để lại cho hậu thế, nhưng nó đã làm điên đầu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) trong ứng xử với quan thầy Trung cộng. Mặc dù khẩu hiệu này đã được viết tắt thành: “HS – TS – VN” trên các biểu ngữ mỗi lần tham gia biểu tình chống Trung cộng bành trướng của người Việt trong nước, nhưng nó vẫn trở thành “cái gai” trong mắt của CSVN nên họ sẵn sàng ra tay bắt bớ, bỏ tù bắt cứ người nào nói hoặc mang theo khẩu hiệu này.
          Có thể nói, mùa Hè năm 2011 là “Mùa Hè nóng bỏng” nhất ở Việt Nam về mảng chính trị trong 36 năm qua, kể từ khi miền Nam Việt Nam về tay Cộng sản Bắc Việt. Khi tàu hải giám Trung cộng ngang nhiên cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh II của Việt Nam ở ngoài khơi biển Đông thuộc lãnh hải của Việt Nam, kèm theo là những hành động tấn công tàu đánh bắt hải sản của ngư dân miền Trung Việt Nam, rồi đánh đập, bắn giết, tịch thu tài sản hoặc bắt phải đóng tiền chuộc mạng, làm cho bao nhiêu gia đình ngư dân nghèo phải khốn đốn, lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Trong khi đó, nhà cầm quyền CSVN chỉ dùng “cái loa phát ngôn” của Bộ Ngoại giao phản ứng cho “qua lần chiếu lệ”, báo chí trong nước thì đưa tin hạn chế và dè dặt để tránh tình trạng bị đóng cửa.
Nổi đình đám nhất là phản ứng của người dân ở hai vùng Sài Gòn và Hà Nội qua những lần biểu tình chống Trung cộng xâm chiếm lãnh thổ. Nhưng Sài Gòn đã sớm bị “mất lửa”, còn Hà Nội thì kéo dài gần ba tháng vào mỗi sáng Chủ Nhật rồi cũng bị dập tắt do nhà cầm quyền Việt Nam thẳng tay đàn áp: Người bị an ninh dã thú đạp thẳng vào mặt, kẻ bị mời “uống trà” ở đồn công an không kể giờ giấc, người vào tù ra khám như tội phạm. Tự do bắt bớ, bỏ tù người dân mà không hề có một tờ giấy quyết định bắt giam từ cơ quan chính quyền, rồi thích thì thả ra, chỉ có duy nhất tại Việt Nam trong thời đại văn minh nhân loại này.
Nhóm “Những người yêu nước ngày Chủ nhật” bên hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội căn bản có khoảng hơn trăm người, trong đó có người phụ nữ tên Bùi Thị Minh Hằng. Chị đến từ thành phố biển Vũng Tàu và đã tham gia xuyên suốt hơn chục cuộc biểu tình bên bờ hồ Hoàn Kiếm vừa qua. Tuy đã ở tuổi 46, hai con, nhưng chị rất dịu dàng thướt tha trong bộ cánh trang phục truyền thống Việt Nam với chiếc áo dài, nón lá, ruy băng choàng cổ, tay ôm bó hoa dẫn đầu nhóm biểu tình quanh hồ đã làm cho nhà cầm quyền CSVN “gai mắt”, nhưng đặc biệt là chiếc nón lá và dải ruy băng của chị lại in hàng chữ “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam” nên càng làm cho những tên an ninh côn đồ “xốn” mắt: Bắt!
Trong hàng ngũ những người yêu nước biểu tình bất bạo động ở đây, hình ảnh của chị Bùi Thị Minh Hằng sáng như một ngôi vị hoa hậu vừa được đăng quang trong lòng công chúng. Nhưng ngược lại, trong mắt của những kẻ cầm quyền thì chị như một đóa hồng đầy gai, chiếc gai đã đâm thủng vào trái tim chai lì vô cảm với vận mệnh dân tộc của những kẻ cầm quyền “Hèn với giặc – Ác với dân”. Chị như một đóa hoa “Quả cảm” của miền duyên hải đất phương Nam, đang tỏa sáng bên bờ hồ lịch sử của dân tộc. Thế là, chị đã hai lần bị bắt khi đang tham gia biểu tình giữa trung tuần tháng 8 và tháng 10 năm 2011 với vài ngày “an dưỡng” trong nhà tù nổi tiếng Hỏa Lò – Hà Nội, hai lần trở thành tù nhân nhưng không một lần ra tòa, không một bản án nào được đưa ra.
          Sau khi “Hợp đồng bán nước” được ký kết giữa nhà cầm Cộng sản Hà Nội và quan thầy Bắc Kinh thì các đợt “tổng tiến công” nhắm vào nhóm biểu tình được triển khai qui mô hơn, như lời của một cán bộ Cộng sản ở đồn công an quận Hoàn Kiếm xác nhận khi bị đồng đội biểu tình của chị Minh Hằng chất vấn tại sao các anh xông vào cướp nón, giật đồ, nữ trang của chị Minh Hằng: “Có nhiều lực lượng. Chúng tôi cũng chẳng biết lực lượng nào làm cái đấy”.
          Đến ngày 22-11-2011, được tin Trung Quốc đưa khách du lịch đi tham quan từ đảo Hải Nam đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì nhà cầm quyền CSVN cho phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao ngồi tại Hà Nội “la làng” cho có lệ. Quốc Hội khóa 13 đã diễn ra, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn của đại biểu về vấn đề chủ quyền đất liền và biển đảo với lời lẽ mang tính chất thủ tục văn bản nhưng thái độ e dè, “thiếu lửa” vì chủ yếu là để đối phó với công luận.
          Ngày 27-11-2011, sau khi nghe tin một số người quen bị công an phường Bến Nghé, Q.1, thành phố Sài Gòn bắt giữ trái pháp luật vì giăng biểu ngữ kêu gọi chống Trung cộng cướp biển đảo Việt Nam, chị Bùi Thị Minh Hằng đã đến công an phường Bến Nghé tìm người và hỏi lý do họ bị bắt giữ nhưng không thấy chị trở ra và bị mất tích từ hôm đó. Ngày 07-12-2011, con trai của chị Bùi Thị Minh Hằng là em Bùi Trung Nhân đã bị công an bắt giữ khi đang phát thông báo “Tìm Mẹ” mất tích tại trung tâm thành phố Sài Gòn. Cũng trong ngày này (07-12-2011) văn bản chính thức của UBND thành phố Hà Nội gởi đến gia đình chị Hằng với nội dung thông báo chị Bùi Thị Minh Hằng đang bị giam giữ và cưỡng ép cải tạo tại cơ sở giáo dục Thanh Hà thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian 24 tháng. Được biết, nơi đây là một trại tù cải tạo nằm dưới sự quản lý của Bộ Công an.
          Hồ Hoàn Kiếm ngày xưa, năm 1428, sau khi đánh đuổi quân Minh, giành lại chủ quyền độc lập cho nước nhà, vua Lê Lợi – Thái Tổ đã đến đây và trả lại gươm báu cho Rùa thiêng để giã từ chiến tranh. Hồ Hoàn Kiếm ngày nay, con dân nước Việt của Đức Lê Thái Tổ đã xuống đường tuần hành quanh bờ hồ để yêu cầu nhà cầm quyền của quốc gia phải hành động để bảo vệ lãnh thổ khi giặc truyền thống gần hai ngàn năm xưa lại quấy phá hòng lấn đất liền chiếm hải đảo thì lại bị chính những con dân phản quốc của Ngài hành hung, bắt bớ bỏ tù hay đưa vào trung tâm phục hồi nhân phẩm, bất chấp công lý.
Trong thời đại nhân loại tiến bộ hôm nay, có nơi nào trên thế giới này, yêu nước là có tội? Có nơi nào trên trái đất này yêu nước lại bị đưa đi phục hồi nhân phẩm? Vâng, có Việt Nam, một đất nước luôn tự hào có hơn bốn ngàn năm văn minh - văn hiến, nhưng lại có một bộ máy cầm quyền bản chất rất bẩn thỉu.
          Hơn 36 năm qua, đảng CSVN luôn nặng lời lên án những người của chế độ Việt Nam Cộng Hòa miền Nam là ngụy quyền, là tay sai của đế quốc Mỹ, là phản động phản quốc; nhưng nay nước nhà có biến, giặc Tàu năm xưa đang chĩa súng tứ phía với mọi thủ đoạn thâm độc thì mới rõ AI LÀ KẺ TAY SAI, PHẢN  QUỐC, BÁN NƯỚC CẦU VINH? Thế mới hay: “Cháy nhà lòi ra mặt chuột”.▄