Monday, December 26, 2011

ĐẾM SAO CỜ TÀU - (Thơ con… cóc)

Tiếng Dân Việt

Em bé Việt Nam với là cờ Trung Quốc trên tay hôm 21/12/2011 tại Hà Nội.
 AFP photo

Đố ai đếm được cờ Tàu mấy sao?
Riêng tôi đếm được cờ Tàu sáu sao.
Một sao, hai, ba… bốn sao, năm sao,
… Và, một sao…

Đố biết tại sao cờ Tàu sáu sao?
Riêng tôi biết được cờ Tàu sáu sao.
Do “lỗi kỹ thuật” cố tình thêm sao.
Nên, cờ Tàu ngày nay có… sáu sao.

Đố biết ý nghĩa cờ Tàu sáu sao?
Riêng tôi biết được ý nghĩa sáu sao.
Sao Hán, sao Mông, Mãn, Hồi, sao Tạng,
… Và, sao “Lạc” ([1]).

Đố ai biết được cờ Việt (cộng) mấy sao?
Riêng tôi biết được cờ Việt (cộng) một sao.

Đố, sao Việt (cộng) nơi mô trong cờ Tàu?
…???!!!
… Láo,
Đi mà hỏi Bộ Ngoại giao (Việt cộng) chỉ dùm.▄


[1] - Dòng dõi Lạc Hồng.


GIÁO HỘI MENNONITE BỊ ĐÀN ÁP TRONG ĐÊM MỪNG CHÚA GIÁNG SINH

Tiếng Dân Việt

Vào lúc 20giờ 25 phút, ngày thứ Bảy 24-12-2011, một lực lượng rất đông công an, cảnh sát cơ động cùng với các quan chức ngành điện lực đến và đột nhập vào nhà nguyện của giáo hội Mennonite để niêm phong và cắt hết hệ thống điện tại địa chỉ Ô 59, đường số 10, thị trấn Mỹ Phước 1, xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Trong đó có thượng tá phó trưởng công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Lực lượng an ninh đã phong tỏa cả khu vực, bất cứ ai ra vào nơi đây đều bị tịch thu xe. Ngay cả các quán ăn của các tín đồ đang làm ăn kinh doanh trong khu vực cũng bị an ninh án ngữ theo dõi. Trước đó, đêm 23-12-2011, an ninh đã đến lục soát nhà và tịch thu giấy tạm trú tạm vắng, giấy chứng minh nhân dân của một nhân sự đang tham gia dạy trường mầm non của cơ sở tôn giáo này đã và đang hoạt động trong 5 năm qua.
          Theo lời của Mục sư Quang: “Ngay trong đêm mừng lễ Chúa Giáng sinh mà nhà nguyện của giáo hội đã bị cắt điện, bị hàng chục an ninh cơ động bao vây trước cổng ra vào cơ sở của giáo hội gây cảnh “ngoại bất nhập, nội bất xuất” và hàng chục hàng trăm an ninh khác bao gồm cảnh sát giao thông, cơ động, công an “chìm” bao vây cả khu vực khoảng 300 mét làm cho nhà nguyện không thể tổ chức thánh lễ Mừng Chúa Giáng sinh cho tín đồ thì rõ ràng đây là một hành động đàn áp tôn giáo trấn trợn, một cuộc bách hại Giáo hội ngay trong đêm Bình an của nhân loại trên toàn thế giới”.
          Cơ sở của Giáo hội Mennonite này đã bị chính quyền CSVN đàn áp, vi phạm tự do tôn giáo và tín ngưỡng nhiều lần, nên từ lâu, Mục sư Thạch là người được điều về đây để hỗ trợ trong việc mục vụ đã nhiều lần lên tiếng sẽ tự thiêu để phản đối hành động đàn áp của chính quyền. Trưa ngày 25-12-2011, Mục sư thạch cũng đã đăng ký sẵn sàng tự thiêu để làm chứng cho hành động chính quyền bách hại tôn giáo lần này.▄
         
          Xin bấm vào đây để nghe lời tường thuật của Mục sư Quang: Link Nghe Âm Thanh


Friday, December 23, 2011

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH - MERRY CHRISTMAS!


▀Tiếng Dân Việt

Trong niềm hân hoan đón mừng Chúa Giáng sinh, Tiếng Dân Việt xin kính chúc toàn thể cộng đồng dân Chúa, cùng tất cả Quý vị vui hưởng một Mùa Hồng ân tràn đầy Ân sủng và Bình an.


CHÚC MỪNG GIÁNG SINH - MERRY CHRISTMAS!

NGHI VẤN QUANH LÁ CỜ LẠ - Nguồn: Quỳnh Chi, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/questions-strange-flag-qc-12222011130300.html

Chuyến viếng thăm của Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bối cảnh Hoa Kỳ trở lại Châu Á được dư luận hết sức quan tâm.

Tuy nhiên, ngoài thắc mắc về mục đích chuyến đi của ông Tập Cận Bình, dư luận Việt Nam còn đang đặt nhiều nghi vấn xung quanh lá cờ lạ xuất hiện trong loạt hình ảnh ghi lại chuyến viếng thăm của nhân vật này.

AFP photo
Các em bé Việt Nam đón chào Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội hôm 21/12/2011.

Thêm một ngôi sao nhỏ
Thời gian gần đây, đã ít nhất hơn một lần tại Việt Nam xuất hiện hình ảnh quốc kỳ Trung Quốc với 6 ngôi sao: năm ngôi sao nhỏ bên cạnh một ngôi sao lớn – khác với lá cờ chính thức của nước này là 4 ngôi sao nhỏ xung quanh một ngôi sao lớn.

Sau chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình vừa qua, cộng đồng mạng chuyền tay nhau những bức ảnh ông Tập Cận Bình được các thiếu nhi đón chào. Trên tay các em này là lá cờ Trung Quốc với 6 ngôi sao – thừa một ngôi so với lá cờ chính thống của Bắc Kinh. Các hình ảnh này được các cơ quan báo chí khác, trong đó có BBC đăng tải. Lập tức, các bức hình này gây ra quan ngại cho cộng đồng mạng, cũng như người Việt Nam. Anh V.B., một blogger, cũng là sinh viên tại Việt Nam cho biết:
“Tôi cập nhật thông tin chủ yếu từ facebook và các trang blog khác như blog Nguyễn Xuân Diện…thì cũng thấy thông tin về lá cờ 6 ngôi sao. Không phải riêng mình tôi mà các bạn trẻ khác tại Việt Nam cũng quan tâm đến vấn đề này”.

Em bé Việt Nam với là cờ Trung Quốc trên tay hôm 21/12/2011 tại Hà Nội.
 (AFP photo )
 
Thực tế, theo hình ảnh mà cộng đồng mạng ghi nhận được, đây là lần thứ ba lá cờ Trung Quốc với sáu ngôi sao xuất hiện tại Việt Nam. Lần đầu tiên là vào năm ngoái tại Lễ hội ẩm thực thế giới được tổ chức tại Vũng Tàu. Hình ảnh đăng trên trang blog Thông tấn xã Vàng Anh, một trang blog đưa tin về Việt Nam, cho thấy một lá cờ 6 ngôi sao bên cạnh từ “China” tại một gian hàng. Bức hình này được cho là chụp tại Lễ hội ẩm thực thế giới được tổ chức tại Vũng Tàu. Tuy nhiên, có lẽ sự xuất hiện của lá cờ này trong một sự kiện không mấy quan trọng như Lễ hội ẩm thực thế giới không làm dư luận đặt nhiều nghi vấn cho đến khi nó được đăng trên đài truyền hình VTV – cơ quan ngôn luận chính thống của nhà nước.

Trong bản tin buổi tối ngày 14/10/2011của VTV3 đưa tin về chuyến viếng thăm của Tổng bí thư đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc, người ta thấy bên cạnh hình ảnh lá cờ Việt Nam là lá cờ Trung Quốc với 6 ngôi sao, dư một ngôi như vẫn thường thấy. Đặt trong bối cảnh này, khó lòng cho rằng hai lá cờ ấy không đại diện cho hai phía Hà Nội và Bắc Kinh. Bản tin này sau đó được VTV gỡ xuống khỏi kho lưu trữ của đài mà không lời giải thích. Tuy nhiên, video clip bản tin tối 14/10/2011 vẫn còn trên Youtube.

Chính vì hình ảnh “lá cờ lạ” của Trung Quốc đã từng xuất hiên trên đài truyền hình VTV, việc nó xuất hiện lần nữa trong loạt hình của chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình làm người ta bác bỏ nghi vấn cho đây là sản phẩm của photoshop. Blogger Bảo Lê cho biết:
Tôi cập nhật thông tin chủ yếu từ facebook và các trang blog…thì cũng thấy thông tin về lá cờ 6 ngôi sao. Không phải riêng mình tôi mà các bạn trẻ khác tại Việt Nam cũng quan tâm đến vấn đề này.
Anh V.B., blogger
“Nói về tính xác thực của hình ảnh quốc kỳ Trung Quốc có thêm một ngôi sao thì tôi không cho rằng nó là giả. Thứ nhất, khi VTV đăng bản tin và sử dụng lá này thì tôi có xem rõ ràng. Thứ hai, các hình ảnh này cũng được báo chí chụp lại. Thêm vào đó, đây là lần thứ hai (thứ ba) chứ không phải là lần đầu tiên để có thể nói đó là sơ sót kỹ thuật”.

Một điều hết sức đặc biệt nữa, là tác giả của những bức hình ghi lại chuyến đi của ông Tập Cận Bình là phóng viên của các hãng tin nước ngoài như AFP hay Reuters. Các tờ báo của Việt Nam cũng sử dụng hình ảnh của phóng viên nước ngoài để đăng lại. Thêm vào đó, tin về chuyến đi của  ông Tập Cận Bình được đưa rất ít và rất chậm tại Việt Nam. Điều này được cho là bất thường trong khi toàn bộ chuyến đi của vị phó Chủ tịch Trung Quốc xảy ra chính tại Việt Nam.
Đại diện cho ai?
Việc các bức hình trên được đăng bởi AFP, Reuters, cũng như BBC làm nghi vấn về tính thực hư của các bức hình hầu như không còn nằm trong giả thuyết. Nếu xem các đoạn phim của chuyến đi của phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sẽ thấy lá cờ 5 ngôi sao được sử dụng trong các buổi tiếp xúc.
Như vậy, việc dùng một lá cờ không chính thức của một quốc gia để đón một nhân vật sắp trở thành người đứng đầu của quốc gia đó là một thất bại trong cung cách ngoại giao. Tệ hại hơn, nó gây xôn xao trong dư luận nếu tìm hiểu ý nghĩa của lá cờ Trung Quốc.

Được biết, quốc kỳ của Trung Quốc được thiết kế bởi ông Tăng Liên Tùng, người Chiết Giang. Theo ý nghĩa đầu tiên, bốn ngôi sao nhỏ vây quanh một ngôi sao lớn tượng trưng cho 5 tầng lớp Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng ngôi sao lớn tượng trưng cho dân tộc Hán. Bốn ngôi sao còn lại tượng trưng cho 4 dân tộc: Mãn, Hồi, Mông, Tạng. Điều này cũng được nêu ra trong quyển “Nationalism” - “Chủ nghĩa quốc gia” của giáo sư James Mayall.

Chính vì thế, việc xuất hiện thêm bất cứ một ngôi sao nào trên lá cờ Trung Quốc đều đáng để quan tâm, nhất là khi nó xuất hiện tại Việt Nam trong những sự kiện trọng đại như chuyến viếng thăm này của ông Tập Cận Bình. Không muốn bị cho là “cực đoan” nhưng Bảo Lê cũng không bỏ qua nghi vấn cho rằng ngôi sao mới này đại diện cho Việt Nam. Anh nói:
“Ngay bây giờ, để kết luận rằng ngôi sao nhỏ thứ 5 tượng trưng cho Việt Nam là hơi hồ đồ nhưng đối với Trung Quốc, Việt Nam có gặp vấn đề về Biển Đông, về lãnh thổ. Và, Trung Quốc từ xưa đã có ý muốn coi Việt Nam là một tỉnh của họ cho nên những người nhạy cảm về chính trị khi nhìn thấy thêm một ngôi sao, sẽ nghĩ ngay đó là Việt Nam”.
Trung Quốc từ xưa đã có ý muốn coi Việt Nam là một tỉnh của họ cho nên những người nhạy cảm về chính trị khi nhìn thấy thêm một ngôi sao, sẽ nghĩ ngay đó là Việt Nam.
Blogger Bảo Lê

Còn quá ít thông tin để có thể phán đoán rằng đây là một sơ xuất của VTV, của những người làm công tác ngoại giao Việt Nam hay là chủ trương của chính phủ. Nhưng dù thế nào thì việc quốc kỳ không chính thức của Trung Quốc xuất hiện trong những tình huống như vừa nêu không thể là một điều lợi cho Việt Nam. Anh V.B. cho biết:
“Việc thêm một ngôi sao như thế đối với Việt Nam chẳng có việc gì tốt cả. Xấu hay không thì mình cũng chưa khẳng định chắc chắn ngôi sao đó có phải ám chỉ Việt Nam hay không. Tôi cũng đang chờ phản ứng của chính phủ và người dân Việt Nam như thế nào”.

Hiện tại, hình ảnh của những lá cờ 6 ngôi sao của Trung Quốc có thể được tìm thấy trên mạng một cách dễ dàng. Nếu đây là chỉ là một lỗi trong ngoại giao Việt Nam thì có lẽ nó là một bài học đáng giá cho cung cách ứng xử trong quan hệ quốc tế. Nhưng nếu nó là một sự cố tình hay là một chủ trương thì có lẽ việc cần thiết đầu tiên là minh bạch hóa những chính sách ấy.

NHÌN LẠI CÁC CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC - Nguồn: Thanh Quang, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/demon-vn-against-cn-aggres-tq-12222011121620.html

Giữa lúc Trung Quốc tiếp tục xâm lấn đáng ngại VN về hầu như mọi lãnh vực, nhất là lãnh hải, thì một diễn tiến có thể mang tầm cỡ “lịch sử” đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của người dân Việt.
Từ Hà Nội và Sàigòn, người dân biểu tình chống lại hành động của phương Bắc, dù bị giới cầm quyền trong nước nặng tay đàn áp. Nhân thời điểm cuối năm dương lịch 2011, Thanh Quang nhìn lại diễn tiến “lịch sử” đó.

AFP photo
Người dân Hà Nội biểu tình chống Trung Quốc hôm 21/8/2011
Thể hiện lòng ái quốc
Trong bối cảnh từng tái diễn tình trạng “tàu lạ” từ Phương Bắc xâm nhập hải phận VN, đánh đập, bắt bớ, làm tiền, bắn giết nhiều ngư dân Việt, rồi rừng đầu nguồn của quê hương đang trong tay ngoại bang, Tây Nguyên bị đe doạ, những dự án lớn rơi vào tay TQ tạo điều kiện cho lao động Phương Bắc hiện diện khắp quê hương VN…thì hôm 26 tháng 5 vừa rồi, hàng triệu triệu người dân Việt yêu nước, dù ở bất cứ nơi đâu, đều sôi sục phẫn nộ rồi lại băn khoăn cho vận nước, rồi dạt dào thêm lòng ái quốc, thậm chí kêu gọi mở ngay “Hội Nghị Diên Hồng”, sau khi 3 tàu hải giám TQ đã ngang nhiên tái diễn hành động vi phạm lãnh hải VN - ngay trong phạm vi thềm lục điạ 200 hải lý của VN – tại nơi cách mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh Phú Yên khoảng 120 hải lý.
Diễn biến đó khiến người dân Hà Nội và Saigòn xuống đường bày tỏ lòng yêu nước – mà nói theo lời nhà báo Huy Đức, “Họ không chỉ đòi lại đoạn cáp thứ hai bị chính quyền hải tặc Trung Quốc cắt trong vòng chỉ hơn một tuần. Họ muốn nói với người phương Bắc, cho dù lịch sử có trải thêm mấy nghìn năm, cho dù bị lừa phỉnh bởi “tình láng giềng, đồng chí”, người Việt Nam vẫn hiểu Trung Quốc là ai và bảo vệ chủ quyền là ý chí không có gì lay chuyển được”.
Nhưng “ý chí không có gì lay chuyển được” đó lại gặp lắm chông gai khi an ninh “dằn mặt” rồi nặng tay với người biểu tình ở cả TP Hà Nội lẫn Saigòn khiến khí thế thể hiện lòng ái quốc ở Saigòn chỉ hừng hực có 2 Chủ Nhật kể từ đầu tháng Sáu và rồi bị dập tắt, trong khi phong trào biểu tình chống TQ ở Hà Nội trải qua được 10 Chủ nhật cũng lắm gian nguy.
Sau hai lần người dân mạnh mẽ bày tỏ lòng yêu nước ở Sàigòn, thì giới cầm quyền ở đó đã “lo xa”, cứ mỗi sáng Chủ Nhật huy động công an đứng chật góc Hồ Con Rùa, các góc đường Phạm Ngọc Thạch-Nguyễn Văn Chiêm, Hai Bà Trưng-Nguyễn Văn Chiêm, đưa lực lượng cơ động đóng chốt tụ điểm, hiện diện “thừa thãi” trên các vỉa hè ngay trước chợ Bến Thành, tại các quán cà phê ở “khu vực nóng Saigòn”, tạo thành nhiều lớp canh gác cho Lãnh Sự Quán Tàu, tạo cảnh công an đủ sắc phục xây “bức thành lũy thép kiên cố bảo vệ trại Tàu, cần chi mấy chiếc hàng rào sắt” khiến “số công khai còn đông đặc như thế thì số chìm biết dường nào mà lần”. Rồi cảnh bắt bớ hàng chục người yêu nước đã diễn ra, cảnh ứng xử thô bạo với người có lòng với quê hương đất nước tái diễn, với cảnh “trấn áp từ phía công an tàn nhẫn đến mức khó tin”, như những người trong cuộc mô tả lại:
"Hành động của CA rất thô bạo và ngôn ngữ thô bỉ; Họ dùng từ ngữ thô tục, dùng những từ ngữ mà chỉ có côn đồ mới dùng thôi."
Dù tình hình căng thẳng, nhiều thanh niên vẫn kéo đến, ngồi chờ quanh khu vực Lãnh Sự Quán TQ, bất chấp những ánh mắt dò xét gay gắt của công an.

Người dân Hà Nội biểu tình chống Trung Quốc

Bị đàn áp nặng nề
Tại Hà Nội, khi thoạt đầu “mọi người xuống đường với sự hân hoan”, và nói chung có cả sự tham dự của những nhân vật nổi tiếng như nhà văn Nguyên Ngọc, GS Nguyễn Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A, TS Nguyễn Xuân Diện, GS Hán Nôm Ngô Đức Thọ, phu nhân của TS Cù Huy Hà Vũ là LS Nguyễn Thị Dương Hà, nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn…Họ đã hô to những khẩu hiệu như “Phản đối TQ”, “Hoàng Sa:VN”, “Trường Sa:VN”…, thì đến Chủ Nhật lần thứ 7, người dân Việt yêu nước gặp vô vàn khó khăn do công an đàn áp, như TS Nguyễn Quang A mô tả là "Lần này họ dùng bạo lực trấn áp nhiều hơn."
Tình hình như vậy khiến “tiếng kêu của những người yêu nước chìm trong mớ hỗn độn của những lời tục tĩu của lực lượng công sai” – nói theo lời Mạng “Nữ Vương Công Lý”. Trong 10 lần biều tình vừa qua ở Hà Nội, có lẽ lần xuống đường thứ 7 – tức vào ngày 17 tháng 7, công an đã gây phẫn nộ đặc biệt trong công luận khi thực hiện “cú đạp lịch sử” khó có thể xóa nhòa trong tâm trí người dân Việt - và cả công luận thế giới: Blogger Nguyễn Chí Đức bị đại uý Minh, đội phó đội an ninh công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, từ trên xe buýt thẳng chân đạp vô mặt khi anh bị 4 công an khác khiêng như 1 con vật vất lên xe. Anh Nguyễn Chí Đức cho biết:
"Tôi không hiểu trên thực tế, hành động ấy do chỉ đạo hay phát xuất từ cá nhân. Nhưng theo suy nghĩ của tôi thì bản thân của họ cũng là 1 con người..."
Và công luận không quên, sau đó, cảnh công an nặng tay giải tán, đẩy lên xe buýt chừng 50 người vốn bất chấp lệnh cấm biểu tình của UBND Hà Nội – 1 văn bản bị cho là vô danh, không người ký; văn bản “không chính danh” để dễ bề chối bỏ trách nhiệm. Hành động này của giới cầm quyền khiến Tuỳ viên Báo chí của Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại VN, ông Beau J. Miller, lên tiếng:
"Chúng tôi quan ngại về việc câu lưu một số cá nhân mà duờng như chỉ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Không thể bắt giữ những cá nhân vì thực thi quyền tự do tụ tập, vì như thế là trái với những cam kết của Việt Nam đối với những công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị."
Hỡi những người anh em
Đánh đồng bào mình có vui không ?
Bắt đồng bào mình có sướng không ?
Nhà thơ Đỗ Trung Quân
Theo giới blogger thì nhà cầm quyền đã can thiệp “khá thô bạo”, “trái pháp luật” và “không có một lý do gì” để biện minh cho hành động ngăn chận cuộc biểu tình vừa rồi, khi khoảng 50 người yêu nước bất chấp lệnh “đóng dấu treo và không đủ dũng khí đặt bút ký” ấy để trương các biểu ngữ “Đả đảo TQ xâm lược”, “Bảo vệ Tổ Quốc VN”, “Bảo vệ máu thịt VN”, “Bảo vệ nhân dân VN”, “Phản đối TQ đe dọa nhân dân VN”…và cả “Đả đảo tay sai bán nước”, “Phản đối bắt người yêu nước”…
Có lẽ hành động của giới cầm quyền đối với người dân yêu nước như thế khiến nhà thơ Đỗ Trung Quân không tránh khỏi bất nhẫn, thốt lên rằng:
Cái gì cũng tù mù
Nhưng
Trấn áp
Thì công khai.
Bóp cổ , khiêng vác, chửi thề, đánh nóng, đánh nguội
Rất minh bạch.
Hỡi những người anh em
Đánh đồng bào mình có vui không ?
Bắt đồng bào mình có sướng không ?
Rong tảo Hoàng Sa không xanh nữa
San hô Hoàng Sa đỏ màu máu

Và, nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng không khỏi bùi ngùi:
Có nơi nào trên thế giới này
Như Việt
Nam hôm nay
Yêu nước là tội ác
Biểu tình chống ngoại xâm bị “nhà nước”bắt?

Hèn với giặc, ác với dân
Trong khi đó, tin mạng cũng cho biết giới thanh niên, trí thức, văn nghệ sĩ cũng đã tập trung trước Trung tâm Thương mại thị xã Bà Rịa để phản đối TQ xâm lược trong khi tại TP Vinh và Đà Nẵng, kế hoạch biểu tình bất thành vì “lực lượng an ninh dầy đặc”.
GS Nguyễn Hưng Quốc bên Úc nêu lên câu hỏi rằng những người vì tham gia các cuộc biểu tình chống sự gây hấn và xâm lấn của TQ trong những ngày Chủ nhật ấy tại Sàigòn và Hà Nội bị công an bắt bớ, quấy nhiễu, đe doạ, đã phạm tội gì ? Theo GS Nguyễn Hưng Quốc thì “Câu trả lời không thể tránh được là: Tội yêu nước”.
Từ Huế, GS Hà Văn Thịnh nhận định rằng các vị có chức quyền lo sợ “từ tia lửa sẽ bùng lên ngọn lửa”, thì cách hay nhất, hợp lý nhất không phải là đàn áp mà là vừa tự sửa mình, vừa đồng thuận với lòng dân.

Nhà báo Bùi Tín mô tả một sự tương phản rằng “Thế yếu của chính quyền là bị tố cáo ‘ươn hèn với giặc, tàn bạo với dân’, bán rẻ chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải quốc gia, đi đêm với kẻ thù bành trướng, với nhiều dẫn chứng khó chối cãi; Thế rất mạnh của lực lượng đối lập là nêu cao lòng yêu nước, thương dân, truyền thống bất khuất chống ngoại xâm, dương cao lá cờ yêu nước truyền thống”. 
Tôi không hiểu trên thực tế, hành động ấy do chỉ đạo hay phát xuất từ cá nhân. Nhưng theo suy nghĩ của tôi thì bản thân của họ cũng là 1 con người...
Anh Nguyễn Chí Đức
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ VN tại TQ, người luôn trăn trở cho vận nước và vận mạng dân tộc, cũng khẳng định rằng “Biểu tình chẳng do ai kích động” cả. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhấn mạnh rằng người dân được nhiều quyền, kể cả quyền biểu tình, theo quy định trong Hiến Pháp, và ông lưu ý rằng ngày nào TQ còn xâm phạm chủ quyền của VN, còn tiếp tục hành động hung ác với VN thì ngày đó nhân dân VN còn phẫn nộ và biểu tình. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng bác bỏ điều giới cầm quyền cho là người biểu tình do “kẻ xấu lợi dụng”, “thế lực thù địch” xúi giục”, mà, theo ông, “tất cả đều đàng hoàng”, hành động vì lòng yêu nước.
Sau đợt người dân Saigòn, Hà Nội xuống đường bày tỏ lòng yêu nước trước hiểm họa Bắc Triều, công luận lưu ý rằng không phải chờ cho tới 10 Chủ nhật “lịch sử” vừa qua – tức từ đầu tháng 6 cho tới tháng 8 năm 2011, mà ngay từ cuối năm 2007, trước Lãnh Sự Quán TQ tại Sàigòn, những người yêu nước, trong đó có blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, đã chứng tỏ cho Phương Bắc thấy rõ lòng ái quốc của người dân Việt, nhưng họ đã bị nhà cầm quyền VN ngăn chận để ra sức củng cố “4 tốt” và “16 chữ vàng”.


Wednesday, December 21, 2011

CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM ĐANG XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CÁ NHÂN CỦA TÔI


Tôi, Trn Th Nga xin thông báo vic nhng k l mt thi gian này chúng thường xuyên xut hin ti đa bàn nơi nhà tôi . Chúng luôn luôn giám sát rình rp theo dõi mi khi tôi đi đâu ra khi nhà. Nhng hình nh chp khi chúng đi theo, ngôi nhà ca st luôn luôn hé ca và ngôi ngà mái ngói bên cnh là nơi chúng thường xuyên ăn qua đêm. Khi ca hé đó là chúng đang ngi bên trong nhìn vào khu nhà tôi. Tm nh có người ph n và tên thanh niên l mt "mt b giu trong bóng cây" đó là đng sau quán tht chó nhà anh Sáng.




Ngày 18/12/2011 khi đi tham d đám cưới đa em, tôi đi đâu 2 thanh niên l mt này luôn giám sát. Tôi được biết h là người ca ngành CA được c đi theo dõi tôi 24/24 đã nhiu ngày nay.



Trước đó, ngày 27/11/2011 tôi b côn đ bt cóc B H Hòan Kiếm,  h đưa v CA phường Lý Thái T, Qun Hòan Kiếm giam gi và bàn giao tôi cho mt nhóm côn đ tnh Hà Nam lên.

Xin mi người thông báo giúp.

BIỂU TÌNH CHỐNG TRƯNG THU ĐẤT Ở NAM ĐỊNH - Nguồn: Hòa Ái, phóng viên RFA

Sáng thứ Tư 21/12/2011, khoảng 200 người dân ở 3 xã Liên Minh, Liên Bảo và Kim Thái thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã tập trung tuần hành yêu cầu trả lại nhà, đất của họ đã bị chính quyền trưng thu cách nay đúng 1 năm.


Courtesy nuvuongcongly
Công an, bộ đội cưỡng chế đất của người dân thuộc 3 xã: Liên Minh,
Liên Bảo và Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định hồi năm 2010.

Biểu tình ôn hòa

Trả lời Đài Á Châu Tự Do về lý do của cuộc biểu tình, ông Trọng Thanh, một người dân địa phương cho biết: “Dân thì mít-tinh kỷ niệm lại ngày bị đàn áp mất ruộng và bắt 3 anh bị tù giam, còn anh anh tù treo. Ruộng thì trả 1 giá rất rẻ mạt”.

Theo lời các nhân chứng, từ sáng hôm nay khoảng gần 200 người bắt đầu tập trung và diễn hành qua khu công nghiệp Bảo Minh trong trật tự, với các khẩu hiệu như: “Kỷ niệm 1 năm tại đây ngày dân bị cưỡng bức vì không bán ruộng giá rẻ”, “Chính phủ ơi! Công Lý ở đâu? Cứu dân với”, “Trả lại ruộng cho dân”…

Một người dân tham gia diễn hành nói với RFA: “Chúng tôi tập trung độ khoảng gần 200 người. Phía bên chính quyền có công an tỉnh. Họ cứ tuần tra trên đường và cũng chưa nói gì. Và ở các địa phương cũng chưa thấy động tĩnh gì. Nhưng chúng tôi đang có suy nghĩ là có khả năng họ sẽ lại ra chặn chúng tôi. Nhưng chắc chắn chúng tôi không để cho dẹp vì lý do chúng tôi không để gây rối trật tự cả.”
Cuộc tuần hành diễn ra vào khoảng 8:30’ sáng trên đoạn đường dài hơn 1 cây số: “Chúng tôi diễu hành trên trục đường quốc lộ 10 với cờ quạt đầy đủ để biểu thị ý chí quyết tâm của toàn dân chúng tôi giữ ruộng đến ngày hôm nay với cách làm không đúng pháp luật của 1 số cán bộ của chính quyền địa phương tỉnh Nam Định. Cả những người dân không có ruộng ở đấy cũng không đồng tình với cách làm như vậy cho nên họ cũng phẫn nộ lắm, cũng ra biểu tình”.
Tuy nhiên, chỉ 30 phút sau lực lượng bảo vệ của khu công nghiệp đã ra gây sự và xô ngã 1 người trong đoàn mít tinh. “Có 1, 2 chú công an của huyện Vụ Bản xuống báo cho đội trưởng đội bảo vệ ra đẩy ngã 1 người dân ngã lăn ra. Thế nhưng bây giờ đang sinh sự với chúng tôi. Nhưng chúng tôi bảo chúng tôi chỉ đi diễu hành. Chúng tôi có làm gì đâu, có phá phách gì đâu”.
Mặc dù vậy, đoàn người vẫn tiếp tục tuần hành hơn 1 cây số và kết thúc vào lúc gần 10 giờ sáng. 
 
Công an chất vấn

Trả lời Đái Á Châu Tự Do vào giờ trưa, một người dân địa phương cho biết hiện công an tỉnh đang chất vấn những người trong đoàn: “Họ hỏi ý nghĩa là gì? Chúng tôi bảo đã bị đàn áp hôm nay tròn 1 năm nên chúng tôi tưởng niệm. Họ hỏi sao là tưởng niệm? Chúng tôi bảo là đau đớn, lúc nào cũng ở trong đầu chúng tôi nên chúng tôi bảo là tưởng niệm”.
Tưởng cũng xin được nhắc lại, sự việc xảy ra cách đây đúng 1 năm, khi chính quyền bắt đầu cưỡng chế để lấy đất xây dựng Khu Công Nghiệp Bảo Minh tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Khu Công Nghiệp này được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt theo quyết định số 1107, ngày 21/6/2006 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên quá trình đền bù giải tỏa mặt bằng không có sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân.  

Trên đoạn đường quốc lộ số 10 cách thành phố Nam Định 13 cây số về phía nam, một cánh đồng bằng phẳng rộng mênh mông thuộc quyền sở hữu của 988 hộ gia đình thuộc 3 xã: Liên Minh, Liên Bảo và Kim Thái.  Phía chính quyền và nhà đầu tư cho rằng đã vận dụng cơ chế, chính sách linh hoạt để đem lại quyền lợi ở mức cao nhất cho người dân.  Nhưng người dân cho rằng giá đất đền bù rẻ mạt và dẫn đến mâu thuẫn, không có sự đồng thuận.

Đỉnh điểm là vào ngày
21/12/2010 tất cả các cơ quan ban ngành trong tỉnh bao gồm cả lực lượng công an và quân đội tiến hành giải phóng mặt bằng trong sự căm phẫn của người dân. Nguyện vọng cũng như quyền lợi của họ được đáp trả bằng dùi cui và trấn áp.


Friday, December 16, 2011

HUỲNH TRỌNG HIẾU - NHÂN SĨ ĐỐI LẬP TRẺ NHẤT VIỆT NAM - Nguồn: Trẻ Magazine

Đoàn Kiến Quốc (Tiếng Dân Việt)

          Trước đây, tôi rất quan tâm đến những bài viết của tác giả Huỳnh Trọng Hiếu trên trang mạng Đàn Chim Việt và Blog Cờ Học Việt Nam như: Xu thế mới, Tư cách của người lãnh đạo, Tinh thần dân tộc đối với sự phát triển quốc gia, Lời nói và hành động… Với những ý kiến sắc sảo, chững chạc và tinh tế kêu gọi và đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong nước. Cứ ngỡ đây là những bài viết của ngòi bút lão làng, một nhà hoạt động dân chủ thâm niên. Nhưng sau biến cố “Một gia đình chống cộng bất khuất đang bị sách nhiễu tại Việt Nam” được loan tải trên mạng internet và những tờ báo tại địa phương trên nước Mỹ, tôi mới biết được Huỳnh Trọng Hiếu là một tác giả còn quá trẻ từ tuổi đời đến tuổi “nghề”.


Huỳnh Trọng Hiếu (ảnh do nhân vật cung cấp).

          Hiếu sinh năm 1989. Ra đời trong một gia đình có truyền thống yêu nước và quan tâm đến vấn đề vận mệnh của dân tộc, nên ý thức về nguồn gốc dòng máu Lạc Hồng đã thấm sâu trong huyết quản của em. Bố em là Nhà văn yêu nước Huỳnh Ngọc Tuấn, đã từng chịu cảnh tù đày 10 năm và 4 năm quản chế từ năm 1992, khi Hiếu mới vừa lên 3 tuổi. Cái giá quá đắt cho 10 năm tù tội mà chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam ghép cho là “chống nhà nước chế độ xã hội chủ nghĩa” vì những bài viết kêu gọi tự do dân chủ cho dân tộc. Bỏ lại sau lưng với lòng nặng trĩu một gia đình có người Mẹ già và ba người con thơ dại cho người vợ hiền chăm sóc, anh buộc phải đi tù trả bản án đủ 10 năm không giảm. Sau đó, anh còn bị quản thúc tại gia 4 năm và bị bao vây kinh tế bằng nhiều cách.
          Thương cho người anh phải chịu cảnh tù đày, hai người em gái của anh Huỳnh Ngọc Tuấn chấp nhận sống đời độc thân để cùng với chị dâu gánh vác nuôi dạy ba cháu và người Mẹ già. Từ đó, Hiếu trở thành người đàn ông duy nhất trong gia đình với sáu người phụ nữ, nên có lẽ vì thế, em đã sớm ý thức trách nhiệm trong gia đình, xã hội và đất nước. Rồi cuộc sống quá khốn khó, đầy khắc nghiệt đã cướp đi Người mẹ của ba chị em Hiếu, trong khi cha vẫn còn đang chịu cảnh tù đày. Gánh nặng lại chồng chất lên vai hai người cô ruột từ đó.
Thế là, ngày mãn hạn tù, chồng được trở về gia đình sum họp không còn thấy mặt vợ. Nỗi đau chồng chất nỗi đau. Nhưng chính quyền hà khắc CSVN không buông tha với bao áp đặt vô lý lên gia đình bé nhỏ của anh. Trong đó, Hiếu vì đi học sớm hơn một tuổi nên năm lớp 9 em bị đình chỉ, cấm không được tham gia thi chuyển tiếp lên lớp 10. Vì thế, việc học của em đã bị gián đoạn, kết quả học tập ba năm trung học (lớp 10, 11, 12) của em cũng đã bị “dìm”, mặc dù em học rất giỏi, mà bằng chứng cụ thể là qua nội dung những bài viết của em đã được đăng tải trên những trang mạng điện tử đã làm cho nhà cầm quyền CSVN khó chịu nên đã bắt đầu ra tay khủng bố em và gia đình.
Ở lứa tuổi 22, lẽ ra em sẽ chọn con đường học tập và ra đời làm việc kiếm tiền, hoặc sống hưởng thụ như bao thanh niên khác, nhưng em đã chọn con đường vừa học vừa đấu tranh cho dân tộc. Hiếu cho biết: “Hiện nay em đang theo học trường Luật và em đang làm tất cả những gì đúng với luật pháp của Việt Nam và quốc tế qui định. Những điều em viết mà nhà cầm quyền nhận xét xấu hay tốt là quyền của họ, nhưng em luôn làm việc một cách đúng đắn với nhận thức từ những gì em được học và với lòng yêu nước thiết tha”. Quả thật, với hoàn cảnh kinh tế và khoa học toàn cầu phát triển như vũ bão hiện nay, với bao nhiêu thứ cám dỗ vật chất đã làm cho đa số người trẻ trở nên vô cảm và sa vào lối sống hưởng thụ thì Hiếu lại chọn con đường cùng với Bố và chị Huỳnh Thục Vy dấn thân đấu tranh cho dân tộc, mặc dù kinh tế gia đình họ rất khó khăn.
Với lứa tuổi của Hiếu hiện nay, tôi có thể khẳng định em là một trong những nhân sĩ đối lập trẻ nhất Việt Nam. Trong tình hình đất nước hiện nay có quá nhiều bất công từ cách cư xử của chính quyền đối với người dân và họa ngoại xâm từ phương Bắc đang hiển hiện trước ngõ, giặc Tàu đang quậy tung ngoài biển Đông, từ Cao nguyên đổ xuống, từ biên giới phía Bắc tràn về thì quốc nội rất cần những người trẻ can đảm đứng lên đấu tranh đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải sớm thức tỉnh để giữ gìn chủ quyền quốc gia và công bằng cho người dân. Tương lai của dân tộc và đất nước Việt Nam có được phát triển và vững mạnh đúng nghĩa với tầm nhìn của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới hôm nay hay không là do quyết định của chính những người đang sống ở trong nước như Hiếu. Chính sự dửng dưng của quá nhiều người trong nước sẽ đẩy quốc gia và dân tộc đến hiểm họa mất nước.
“Con ngựa thành Troy” made in China đã và đang tồn tại trên quê hương Việt Nam, bằng chứng hiện tại là công nhân Tàu cộng đang khai thác beauxite trên cao nguyên, công nhân từ các dự án và nhà máy của Tàu cộng đầu tư đang có mặt đầy trên lãnh thổ từ Bắc vào Nam được ngụy trang dưới màu áo công nhân nhưng thực chất là công an và gián điệp của họ. Họ không đợi cơ hội mừng chiến thắng đến no say như dân thành Troy năm xưa để tung quân, mà chiến thuật “tằm ăn dâu” đang được khai thác một cách đồng loạt trên khắp bờ cõi Việt Nam.
Đất nước đang lâm nguy. Trong nước thì từ cán bộ nhỏ đến quan chức cao cấp lộng hành tham nhũng, bên ngoài thì giặc truyền thống láng giềng từ ngàn năm nay vẫn luôn lăm le xâm chiếm, chính quyền thì độc đoán bóp nghẹt và bỏ tù những tiếng nói kêu gọi bảo vệ tổ quốc và dân tộc. Những người trẻ đầy nhiệt huyết như Huỳnh Trọng Hiếu và gia đình đang đứng trước hiểm nguy khủng bố của nhà cầm quyền thì hiểm họa mất nước sẽ không xa và tự do dân chủ thực sự cho dân tộc là vấn đề còn quá xa lạ và xa xỉ.▀

Thursday, December 15, 2011

CÔNG AN ĐƯA MẸ TÔI ĐI "CẢI TẠO" LÀ HOÀN TOÀN TRÁI PHÁP LUẬT

Kính thưa quý vị,
 Ngày 12.12.2011, em/cháu (tôi) nhận được thư của mẹ tôi gửi về từ cơ sở giáo dục Thanh Hà – tỉnh Vĩnh Phúc. Có nội dung xin trích đăng như sau: “… Con nên thông báo rộng rãi quyết định họ bắt giữ mẹ thế nào cho mọi người biết. Nghe họ đọc: Quyết định số 5225 của UBND TP Hà Nội, đưa mẹ vào trại thời gian 2 năm, ti danh: Gây rối trật tự công cộng.Con thông báo cho mọi người và hỏi ý kiến luật sư nhé! Mẹ đang mệt nên chỉ viết vài dòng cho con”.


Bùi Trung Nhân với tờ giấy thông báo tìm mẹ Bùi Thị Minh Hằng



Như vậy, theo thư mà mẹ tôi gửi ra có nghĩa đến nay mẹ tôi chưa nhận được quyết định 5225/QD-UBND do chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký ngày 08/11/2011 về việc áp dụng biện pháp quản chế đối với trường hợp của mẹ tôi. (Theo quy định tại điều 25 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002). Đồng thời, hôm nay tôi nhận được thông báo của CA Hoàn Kiếm gửi cho CAP4- TP Vũng Tàu về việc họ thi hành quyết định 5225 của UBND TP Hà Nội (đưa vào CSGD đối với mẹ tôi).

Cũng theo Điều 104 về Quyết định quản chế hành chính của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: Quyết định quản chế hành chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người bị quản chế hành chính, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi lập hồ sơ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và nơi thi hành quyết định quản chế.

Trích: “Điều 104. Quyết định quản chế hành chính:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc quản chế hành chính trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn.

2. Quyết định quản chế hành chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người bị quản chế hành chính, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi lập hồ sơ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và nơi thi hành quyết định quản chế.

Cho đến hôm nay là quá 17 ngày mẹ tôi bị bắt giữ và đưa đi trại giáo dục Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc. Mẹ tôi cũng như gia đình hoàn toàn chưa nhận được quyết định 5225/QD-UBND do chủ tịch UBNDTPHN ký ngày 08/11/2011 mà theo đúng trình tự của việc ban hành quyết định này thì Quyết định 5225 phải được trao cho mẹ tôi ngay sau ngày 08/11/2011.

Tôi không rành về luật pháp, qua tìm hiểu về pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 cũng như tất cả nhưng thông báo từ phía Công an, Cơ sở giáo dục Thanh Hà đã gửi đến cũng như những điều mẹ tôi nói.

Liệu có thể kết luận?

Công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ mẹ tôi rồi sau đó đưa đi tập trung cải tạo vào cơ sở giáo dục Thanh Hà là hoàn toàn trái pháp luật? Vì lẽ ra, họ phải trao cho mẹ tôi quyết định 5225 ngay sau ngày
 08/11/2011 hoặc khi thi hành quyết định 5225 họ phải trao quyết định 5225 cho mẹ tôi. Thậm chí đến nay mẹ tôi đã ở CSGD Thanh Hà 17 ngày mà vẫn chưa nhận được quyết định 5225/QD-UBND TPHN. Hoặc cũng có thể họ tiến hành bắt giữ mẹ tôi và đưa vào cở sở giáo dục Thành Hà ngày 28/11/2011 rồi đang tiến hành làm cái quyết định 5225/QD-UBND ký ngày 08/11/2011. Họ làm sau cho đầy đủ thủ tục, cũng chính vì thế khi bắt và đưa mẹ tôi vào CSGD Thanh Hà họ đã không đưa được cái quyết định đó ra và đến ngay cả lúc này.

Mong các anh, chị, cô, chú, bác nếu rành về pháp luật hãy tư vấn giúp tôi để có thể đưa ra kết luận qua việc làm của công an
Q. Hoàn Kiếm Việt Nam đối với trường hợp của mẹ tôi.

Đồng thời cũng xin mọi người phổ biến giúp tôi thông tin này ra cho nhiều người cùng biết, nhiều thứ tiếng để công luận thế giới đánh giá.

Xin cảm ơn tất cả mọi người.

BÙI TRUNG NHÂN





PHIÊN TÒA XÉT XỬ ÔNG NGUYỄN VĂN LÍA VÀ TRẦN HOÀI ÂN - Nguồn: Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok

Sáng ngày 13-12-2011, phiên tòa xét xử những người theo đạo Phật giáo Hòa Hảo là ông Nguyễn Văn Lía và ông Trần Hoài Ân với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 258 BLHS Việt Nam vừa kết thúc với bản án lần lượt là 5 năm và 3 năm tù giam.
Tám tháng sau ngày ông Nguyễn Văn Lía bị bắt, phiên tòa diễn ra tại Tòa án Nhân dân huyện Chợ Mới, An Giang - bắt đầu lúc 8 sáng và kết thúc sau đó 3 tiếng đồng hồ.



Gia đình bị ngăn chặn không được tham dự
Phía gia đình ông Trần Hoài Ân có 2 người tham dự phiên tòa; gia đình ông Lía chỉ có một người thân duy nhất là anh Nguyễn Thế Lữ, con trai út của ông Lía. Anh nói: “Ba tôi bị án 5 năm. Bản án làm một số bác đồng đạo tham dự phiên tòa không đồng ý. Tòa cho rằng cha tôi lợi dụng tự do tôn giáo truyền bá tư tưởng thông qua đĩa CD để chống phá nhà nước”.

Theo bà Trần Thị Bạc Lớn (vợ ông Lía) trước khi phiên tòa bắt đầu, từ lúc sáng sớm, công an đã chặn các lối đi quanh nhà bà cũng như vào nhà để ngăn cản họ không được tham dự phiên tòa. Bà cho biết, mặc dù bà chỉ xin được ra khỏi nhà và đứng ngoài để theo dõi phiên tòa xét xử chồng bà nhưng cũng bị lực lượng công an ngăn cản. Bà nói: “ Từ sáng đến giờ công an mấy chục người vô nhà ngăn cản không cho tôi đi dự phiên tòa. Tôi có nói là đã 8 tháng không thấy mặt chồng mà họ cũng không cho đi. Mẹ chồng tôi đã chín mươi mấy tuổi mà cũng không được đến nơi xử. Chỉ có mình con trai út của tôi là có giấy triệu tập thôi. Ý là tôi xin ra đó tôi ngồi ở ngoài thôi nhưng cũng không được.”

Cùng với 9 người đồng đạo của ông Lía, anh Nguyễn Thế Lữ nhận giấy báo tham dự phiên tòa cách đây 2 ngày. Tất cả các thân nhân khác của bị cáo đều bị ngăn cản khi muốn đến nơi diễn ra phiên xử. Thậm chí, anh Luật, con trai thứ tư của ông Lía còn bị tịch thu bằng lái xe nhằm ngăn không cho anh đến phiên tòa. Anh nói: “Tôi tên là Luật, là con thứ tư trong gia đình. Lúc sáng, tôi đã bị tịch thu bằng lái xe”.

Kể về không khí phiên tòa, anh Nguyễn Thế Lữ cho biết: “Công an bao vây nơi diễn ra phiên xử và chặn một đoạn đường khá dài. Họ cho công an và những người không liên quan vào phiên tòa rất nhiều.”

Điểm đặc biệt của phiên toà là cả gia đình ông Lía và gia đình ông Ân đều không mời luật sư tham gia bào chữa vì theo họ, vai trò luật sư cũng sẽ rất mờ nhạt nếu có. Bà Trần Thị Bạc Lớn cho biết: “Tôi không mướn luật sư. Bây giờ toàn là người của “cán bộ” không thôi, làm sao can thiệp được. Mấy người đồng đạo bị xử trước cũng vậy”.

Chính vì không có luật sư biện hộ, trước tòa, ông Lía cố gắng biện hộ cho mình. Anh Lữ nói: “Trong phòng lúc đó có khảng 10 người công an, khi người ta cho ba tôi trình bày ngắn gọn mà ba tôi nói hơi nhiều nên người ta cắt ngang và mang ra ngoài. Đại ý, cha nói là ở Việt Nam không có tự do tín ngưỡng”.

Trước đó, khi gia đình vào thăm ông Lía vào tháng trước, đã được ông cho biết sức khỏe tiều tụy, bị cạo đầu và bị bóp xương sườn vì không chịu nhận tội. Theo vợ ông Lía, đó là nơi vết thương cũ chưa lành vì năm ngoái, ông bị một nhóm người chặn đánh gãy sáu xương sườn và chảy máu lỗ tai. Cho đến nay, nhóm người này vẫn chưa  được xác định danh tính nhưng trao đổi với đài RFA, anh Lữ cho biết gia đình nghi ngờ đó là công an giả dạng bởi vì theo họ, ông Lía đi đâu cũng có công an theo dõi. Anh Lữ cho biết tình trạng sức khỏe của ông Lía tại phiên toà: “Mắt ba tôi tiều tụy và ốm yếu, tay chân sưng táy, lưng bầm tím. Công an cũng lôi xốc cha tôi, đau quá nên cha tôi la rất lớn.

Cũng theo anh Lữ, trước tòa, ba anh không hề nhận tội mà chỉ giải thích về hành vi của mình, trong khi đó, ông Trần Hoài Ân đã nói rằng “ông hối hận vì những việc đã làm”. Mức án mà tòa dành cho ông Trần Hoài Ân là 3 năm tù giam. Ông bị bắt vào tháng 7 năm nay.  

HRW kêu gọi VN chấp hành nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế
Trước khi phiên tòa diễn ra, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW có văn bản yêu cầu trả tự do cho ông Nguyễn Văn Lía vì theo HRW “Những hành động này hoàn toàn được bảo hộ theo hiến pháp cũng như các nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế”.

Trao đổi với đài RFA sau khi có kết qua bản án, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW cho biết: “Chúng tôi sốc vì ông Lía không đáng nhận bản án ấy. Ông ta chỉ đơn giản thực hiện quyền tự do tính ngưỡng và tự do ngôn luận của mình. Một điều nữa, ông Lía là một người già cả và có vấn đề về sức khỏe, nhưng chính phủ lại không quan tâm và suy xét đến vấn đề này.”

Xin được nhắc lại, ông Nguyễn Văn Lía năm nay 71, là một tín đồ lâu năm của Phật giáo Hòa Hảo. Trước đó, ngày 24 tháng 4, ông bị bắt cùng vợ vì bị cho rằng vi phạm luật giao thông. Bà Lớn được thả về sau đó nhưng riêng ông bị bắt giữ cho đến bây giờ.

Mặc dù bị bắt với lý do vi phạm luật giao thông, nhưng ông Nguyễn Văn Lía bị truy tố tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích quốc gia” theo điều 258 BLHS Việt Nam. Bản án dành cho ông Lía thấp hơn mức cao nhất trong khung hình phạt 2 năm. Đây không phải là lần đầu tiên ông Lía bị bắt. Năm 2003, ông bị kêu án 3 năm, vì tổ chức ngày giỗ Đức Huỳnh Phú Sổ. Sau đó án giảm xuống18 tháng tù giam.

Ông Lía cũng cùng một số người đồng đạo viết một số sách để giảng về giáo lý Hòa Hảo. Năm 2009, ông cũng từng gặp đại diện Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Tháng 12 năm 2010, ông Nguyễn Văn Lía và ông Trần Hoài Ân cũng cùng với hai nhà vận động Phật giáo Hòa Hảo khác đến gặp đại diện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành phố Sài Gòn.

DƯ LUẬN TRƯỚC BẢN ÁN CỦA HAI TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO - Nguồn: Đỗ Hiếu, phóng viên RFA

Dư luận người Việt trong và ngoài nước nhận định ra sao về bản án dành cho hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là các ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân?



Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một cựu tù nhân lương tâm, từng ngồi tù nhiều năm về các bài viết vận động cho dân chủ, nay là quyền Hội trưởng Hội cựu Tù nhân Chính trị, Tôn giáo Việt Nam, mạnh mẽ phản đối bản án dành cho hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là các ông Lía và Ân: “Bản án này không đúng thủ tục pháp luật Việt Nam, hoàn toàn đi ngược lại những cam kết của Việt Nam đối với các công ước quốc tế về nhân quyền, bản án ấy không mang lại lợi ích gì cho chính quyền Việt Nam, được cho là của dân, do dân và vì dân. Tôi nghĩ rằng, cá nhân tôi cũng như tất cả những người yêu chuộng tự do, dân chủ ở Việt Nam, và trên thế giới đều cực lực lên án bản án đó. Rất hy vọng Việt Nam sẽ phải nhìn nhận vấn đề này, trong quá trình phát triển sắp tới.”

Với tư cách là một nhân chứng, một đồng đạo từng sát cánh với hai ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân, trong công cuộc chấn hưng và bảo vệ đạo pháp sau năm 1975, tu sĩ Lê Minh Triết, từ Thánh địa Phật Giáo Hòa Hảo, An Giang, có mặt tại phiên tòa hôm thứ ba, 13 tháng 12, kể lại về những biện pháp an ninh nghiêm ngặt quanh pháp đình ở Chợ Mới, từ sáng sớm: “Tôi được mời đến dự phiên tòa này, với tính cách là người có liên quan trong vụ án, về phía công an cũng như Viện Kiểm sát, thì cho biết vụ xử án kỳ này có tính cách công khai, minh bạch, nên đồng đạo chúng tôi cũng như những người dân muốn tham dự phiên tòa. Tuyên bố của các giới chức công an 10 hôm trước, nay không còn là sự thật. Họ đã xuống trạm, canh gác không biết bao nhiêu cửa. Ngay cả gia đình của anh Nguyễn Văn Lía, ngoại trừ cháu Nguyễn Thế Lữ, tham dự không với tư cách của một thân nhân, mà vì lý do có liên quan đến vụ án. Như vậy, bản thân Nguyễn Văn Lía không có thân nhân đến tham dự. Tòa đã buộc anh Nguyễn Văn Lía và anh Trần Hoài Ân là vi phạm quyền tự do, dân chủ của nhà nước.”

Dịp này, ông Triết cũng thiết tha kêu gọi công luận quốc tế tích cực can thiệp cho hai đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo của mình, sớm được tự do chỉ vì đã “lên tiếng để ủng hộ cho cuộc đấu tranh của tôn giáo Hòa Hảo, chẳng hạn như đòi hỏi phải có trưng cầu dân ý, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo được tự do bầu cử và ứng cử, chọn trong Đạo ra những người đủ tài, đủ đức. Yêu cầu của anh Nguyễn Văn Lía là rất đúng. Từ trước năm 1975, Phật Giáo Hòa Hảo đã có cái lệ đó rồi, nhưng chánh quyền Xã Hội Chủ Nghĩa đã tịch thu hết tất cả. Sự đòi hỏi của ông Lía, ông Ân hoàn tòan chánh đáng, nhưng phía nhà nước thì cho đó là lợi dụng tự do, dân chủ để kết án tù, vì xâm hại lợi ích nhà nước.”

Từ Đức Quốc, Tiến sĩ Âu Dương Thệ, một nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam, bày tỏ suy nghĩ của ông về tội danh “gán ghép” cho hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo:

“Đứng về phương diện nhân quyền quốc tế và luật pháp của Việt Nam thì nhà nước đã vi phạm vào chính những điều họ cam kết và ban bố, dĩ nhiên đứng về phương diện nhân quyền mà nói thì tất cả những ai đấu tranh cho nhân quyền, những chính phủ dân chủ, các tổ chức quốc tế, cần có một tiếng nói chung, rõ ràng, đối với các hành động bắt giam, phạt tù hai tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong nước hiện nay. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và kêu gọi các tổ chức dân chủ, tự do trên thế giới nên tiếp tay vào cuộc vận động này.”

Cũng qua câu chuyện với RFA, từ Bắc Âu, ông Đỗ Duy Huỳnh,  Hội trưởng Hội Người Việt Cao niên tại vương quốc Na Uy, tin rằng các ông Nguyễn Văn Lía và Trần Hòai Ân đều vô tội: “Những tín đồ Phật Giáo Hỏa Hảo đã từng lên tiếng trong nước vạch trần tội ác của cộng sản, dựng lên một tổ chức Phật Giáo Hỏa Hảo giả hiệu, làm lợi cho chính phủ. Cộng sản đã xử họ bằng hai bản án nặng nề, phi lý và cần phải xóa bỏ ngay, vi phạm những cam kết của Việt Nam đối với Liên Hiệp Quốc.” Ông cho biết, người Việt tại xứ này cũng vừa tổ chức các sinh hoạt đẩy mạnh vận động cho tự do tôn giáo và quyền làm người ở Việt Nam: “Tại Na Uy chúng tôi, vừa qua có tổ chức buổi sinh hoạt ở tiền đình quốc hội để phản đối sự đàn áp của cộng sản đối với các tôn giáo như vụ Thái Hà. Phải cương quyết đấu tranh đòi cộng sản giữ đúng những lời cam kết, đối với Liên Hiệp Quốc trong vấn đề tôn trọng tôn giáo. Mới nhìn vào thì thấy Việt Nam có tự do tôn giáo, nhưng trong khuôn khổ mà cộng sản đưa ra. Họ đàn áp tôn giáo trắng trợn với nhiều mưu mô và tính toán. Người Việt tự do ở hải ngoại khi nghe những bán án như vậy thì cương quyết đấu tranh, bền bỉ và hôm nay thế giới đã lên án những chế độ cầm quyền đó”.

THƯ YÊU CẦU TRẢ TỰ DO CHO LUẬT SƯ CÙ HUY HÀ VŨ - Bản tiếng Anh

REQUEST FOR THE RESTITUTION OF FREEDOM
FOR DR. CU HUY HA VU

His Excellency Trương Hòa Bình - Chief Justice of the Supreme Court of the SRVN.

Also addressed to: His Excellency Ban Ki-Moon - Secretary General of the United Nations. New York, NY, U.S.A.

My name is Nguyễn Thị Dương Hà. I was born on June 01, 1958, bearer of People’s ID No. 010538534 issued on May 9, 2000 by the Hanoi Police. My permanent residence is No. 22, Thanh Niên Road, Yên Phụ Ward, Tây Hồ District, Hanoi, and I am presently living at No 24, Điện Biên Phủ Blvd, Ba Đình District, City of Hanoi. I am the wife of Dr. Cù Huy Hà Vũ who was born on December 2, 1957. With respectful salutations, I would like to convey to you the following request.

My husband, Dr. Cù Huy Hà Vũ was arrested on November 5, 2010 and sentenced to 7 years of imprisonment and 3 years of surveillance, being charged with “disseminating information deemed hostile to the State of the Socialist Republic of Vietnam”.
He is presently imprisoned in Detention Camp No. 05 of the Public Security Ministry.

I learn that on November 1, 2011, the United Nations’ Working Group on Arbitrary Detention sent a communication to the government ofVietnamin which it construed the detention of Dr. Cù Huy Hà Vũ as clearly devoid of due process. This unfortunate action clearly contravenes Articles 9 and 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights to whichVietnam– an official member of the United Nations since September 20, 1977 — is a party.
By the same token, the UN Working group did also ask the SRVN government to remedy the situation by immediately releasing Dr. Vu on the very first anniversary of his groundless detention on November 5, 2011 and according him an enforceable right to compensation as stipulated by Article 9(5) of the same Covenant.

This, then, represents the officially formulated opinion and request of the United Nations itself. So far, however, my husband has remained in custody of the State.

My question is whether or not the above-referenced UN action has enforceable legal validity, and if so, how and when it could be carried out as a matter of fact.

I am eagerly looking forward to hearing from you regarding this case.

With heartfelt gratitude, I beg to remain
Respectfully yours,
Nguyễn Thị Dương Hà,
Attorney-at-law